184
nguyễn nhật ánh
trong chiến tranh, còn Lâm Hòa thì không rõ hạ lạc
nơi đâu. Trong số những người bạn này, tôi có gặp lại
Tôn Thất Cẩm một vài lần, lúc cuốn Hoa hồng xứ khác
còn chưa được viết ra.
Riêng gia Khanh - L. hiện nay sống ở Nam Phước,
chồng con đầm ấm. Tôi vẫn chưa gặp lại L. dù năm
1990 về Quảng Nam, tôi có hỏi thăm được chỗ ở của
cô.
Như vậy, đã hơn hai mươi năm trôi qua kể từ ngày
tôi còn mài đũng quần trên ghế trường Trần Cao Vân
thân yêu, nơi xảy ra những gì đã được tái hiện phần
lớn trong tác phẩm Hoa hồng xứ khác sau này. Những
mối tình trong sáng, thơ mộng và “chẳng đi đến đâu”
như vậy bây giờ có lẽ cũng đang xảy ra với những
chàng trai, cô gái đang ngồi đúng vào chỗ của Khoa,
Nghị, Ngữ, Hòa lé, “giáo sư” Bá, gia Khanh, Hồng
“chà và”... ngày nào. Và biết đâu sau hai mươi năm
nữa, trong số đó chẳng có một nhà văn, khi được đề
nghị viết kỷ yếu của nhà trường, sẽ bắt đầu bằng câu
“Những tình tiết trong tác phẩm vừa đoạt giải Nobel
của tôi đã được xây dựng tại chính trường này...”.
Kỷ yếu trường trung học Trần Cao Vân, 1995