người quảng đi ăn mì quảng
197
thì dễ mà dùng chữ mới thiệt là khó. Khó ở chỗ bạn
biết chắc bạn có rất nhiều chữ trong bộ nhớ nhưng đến
khi cần dùng thì tìm hoài không ra, không biết nó nằm
ở ngóc ngách nào trong đầu bạn. Hệt như khi cần mua
đồ mà bỗng nhiên bạn lại không tìm thấy ví tiền trong
túi, thiệt là éo le!
Chữ nghĩa trong đầu xét cho cùng cũng na ná như
quần áo trong rương hay trong tủ. Nếu bạn lười, bạn
sẽ chỉ mặc đi mặc lại vài bộ xếp ở trên, treo ở ngoài,
trong khi ở dưới đáy rương hay trong góc tủ, nếu bạn
chịu khó lục lọi, bạn sẽ thấy có những chiếc quần,
chiếc áo đẹp đến mức bạn phải sững sờ. Bạn sẽ trố mắt
ngạc nhiên: Chiếc áo đẹp thế này, sao lâu nay ta không
lấy ra mặc nhỉ?
Chữ cũng vậy. Thông thường con người ta có thói
quen dùng những chữ mà thường ngày mình vẫn dùng.
Những chữ quen thuộc có cái tiện là khi bạn cần,
chúng hiện ra ngay, thậm chí không cần bạn kêu gọi,
thúc giục hay năn nỉ. Những chữ đó được gọi là những
từ ngữ thông dụng. Các loại sách ngoại ngữ loại 1.000
từ - 2.000 từ được xây dựng trên những từ loại này.
Trường hợp này, khá phổ biến, đã chỉ ra rằng trong
thực tế bạn chỉ dùng 1/10, thậm chí 1/100 hay 1/1000
số vốn từ mà bạn có, hoàn toàn lãng phí. giống như
bạn đang sở hữu một triệu đồng mà khả năng sử dụng
trên thực tế chỉ có một ngàn đồng. Trong tư cách một
nhà văn, chính sự lười nghĩ đã niêm phong tài khoản
từ ngữ của bạn khiến bạn không thể huy động tối đa
vốn liếng của mình.