người quảng đi ăn mì quảng
35
những mơ ước bên trong của nhiều tầng lớp xã hội
khác nhau. Nếu khía cạnh này được chú ý đúng mức,
hoàn toàn có thể nghĩ tới một sự thay đổi sâu sắc trên
thị trường lịch tương lai. Lúc đó, tuổi trẻ không nhất
thiết phải sống hết năm này sang năm khác với những
người đẹp đã nhẵn mặt mà có thể chọn cho riêng mình
những tờ lịch in ảnh nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái
Sơn, nhà vô địch thế giới về cờ vua Đào Thiên Hải
hoặc những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, những nhà
toán học trẻ, những nhà doanh nghiệp thành đạt v..v...
Về lịch phong cảnh, bên cạnh những hoa cá kiểng và
các kỳ quan thiên nhiên, người mua có thể tìm thấy
những công trình kiến trúc hiện đại, những mô hình
công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực... Lúc đó, lịch
tranh ảnh không chỉ đem lại những khoái cảm thẩm
mỹ cho con người mà còn khơi dậy những hoài bão
của một cộng đồng không ngừng hướng tới tương lai.
Và như vậy, lịch mới đạt tới cái chiều sâu văn hóa của
từ “văn hóa phẩm” mà nó đang gánh vác để trở thành
một thứ hàn thử biểu đáng tin cậy, phản ánh nhiệt
độ tinh thần của xã hội qua từng biến thiên. Lúc đó,
người viết bài này có thể bắt chước M. De Cervantes
mà rằng: “Bạn hãy cho tôi biết nhà bạn treo loại lịch
gì, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào”. Lúc đó, tự
bạn, bạn cũng có thể nói như thế nếu “hằng năm cứ
vào tháng mười”, bạn bắt gặp ai đó đang tần ngần
chọn lịch.
Sài Gòn Giải Phóng, số Xuân 1994