NGƯỜI QUẢNG ĐI ĂN MÌ QUẢNG - Trang 43

người quảng đi ăn mì quảng

41

vì phong cảnh đường phố chẳng hấp dẫn nổi những cư
dân của nó? Có lẽ cả hai.

Từ khi phát triển theo hướng kinh tế thị trường,

thành phố chúng ta dần dà trở thành một trung tâm
dịch vụ khổng lồ. Nhà hàng, khách sạn, các khu vui
chơi và các cửa hàng mọc lên như nấm. Hàng hóa đầy
ắp, phong phú và đa dạng. Thành phố đầy sức sống và
người tiêu thụ được phục vụ tận răng.

Nhưng với hàng loạt những công trình vội vã mọc lên

và chen huých nhau tràn ra đường, thành phố chỉ có vẻ
giàu ra chứ không đẹp lên. Nó sặc sỡ mà không ngăn
nắp. Những cơ ngơi được định hướng bởi sự thuận tiện
làm ăn của chính nó chứ không đoái hoài gì đến cảnh
quan chung. Vẻ hài hòa của thành phố biến mất.

Thành phố trở thành một siêu thị, thu hút khách

mua sắm nhưng không quyến rũ kẻ dạo chơi.

Đường phố dần dần mất sức hấp dẫn. Sức sống của

nó chuyển vào bên trong những ngôi nhà rực rỡ và
phù hoa. Tiếng thở của nó không còn vọng lên từ mặt
đường mà phát ra đằng sau các ô cửa.

Thành phố như một cô gái, giàu lên nhưng đã kém

duyên. Có cảm tưởng, người ta đến với cô vì công việc
làm ăn chứ không phải vì nhan sắc. Vì thế người ta
không có nhu cầu ngắm nghía, rề rà, thưởng thức.

Thực ra, một cô gái giàu thật giàu vẫn thừa sức trang

điểm kỹ lưỡng để tôn tạo nhan sắc của mình. Nhưng
khổ nỗi, thành phố chúng ta không ở trong trường hợp
như vậy. Chúng ta muốn thì có muốn nhưng chưa đủ
tài và lực để thiết kế và xây dựng một thành phố như ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.