người quảng đi ăn mì quảng
55
sách cốt để hiểu nội dung ý nghĩa với kẻ đọc sách để
thưởng thức cái hay đẹp lấp lánh trong từng câu chữ
tuy đều là khách mê văn, xem ra vẫn “đồng sàng dị
mộng”.
Nghệ thuật khác với khoa học, không thể chiếm lĩnh
nó chỉ bằng khả năng nhận thức đơn thuần. Người ta
không thể đến với sự ảo diệu của thi ca trên con đường
dùng để chinh phục các phép giải phương trình. Nghệ
thuật đòi hỏi tiếp cận theo cách khác: ngoài trình độ
tri thức, nó đòi hỏi trình độ cảm thụ.
Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ai cũng hiểu. Văn phong
của nữ sĩ họ Hồ nôm na, rành mạch, ít giấu diếm. Và
người đọc nào cũng có thể bật cười vì những liên tưởng
ngộ nghĩnh trong đầu mình. Nhưng từ chỗ bật ra tiếng
cười hồn nhiên đến chỗ ngẩn ngơ về phép dụng chữ
phong phú, sống động và độc đáo của bà, thái độ đối
với văn chương đã khác. Rồi từ chỗ xuýt xoa thán phục
đến chỗ nắm bắt được cái thần của con chữ, nghe được
hơi hướm của câu thơ mà cảm thấu được đằng sau lối
nói ngổ ngáo đầy thách thức kia là nỗi đắng cay của
một thân phận phụ nữ lận đận giữa một xã hội nhiễu
nhương lại thêm một tầng khác biệt nữa. Sự khác biệt
đó, chẳng qua do trình độ cảm thụ bất đồng.
* * *
Cảm thụ vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật
không giống với cảm thụ vẻ đẹp của một bông hoa.
Cái đẹp của tự nhiên là cái đẹp uyên nguyên, cái đẹp