Phần đau đầu chính là cửa khóa khí của lều bật có thể được gắn với
những cửa khóa khí khác! Có thể có người bị thương trong ấy, hoặc không
đủ đồ phi hành. Bạn cần có khả năng đưa mọi người ra ngoài mà không để
họ bị phơi thân ra giữa bầu khí quyển của sao Hỏa.
Nhưng những chiếc lều bật này được thiết kể để phi hành đoàn dùng
những chiếc rover đến đón bạn. Cửa khóa khí của căn Hab to hơn rất nhiều
và hoàn toàn khác hẳn cửa khóa khí trên xe rover. Nếu bạn suy nghĩ một
chút, bạn sẽ thấy thật sự không có lý do gì để phải nối lều bật vào căn Hab
cả.
Trừ khi bạn bị mắc kẹt lại trên sao Hỏa và ai cũng nghĩ bạn đã đi đời nhà
ma và bạn đang chiến đấu đến tuyệt vọng với thời gian và môi trường để
tìm cách sống tồn. Nhưng, trừ tình huống gay go này thì chẳng có lý do nào
cả.
Thế nên, cuối cùng thì tôi đành chịu trận. Tôi sẽ mất một lượng khí mỗi
khi tôi ra vào lều bật. Tin tốt là mỗi căn lều đều có ống van để truyền khí từ
bên ngoài, và bạn có thể cung cấp khí cho chiếc rover bằng cách nối một
ống khí vào đó. Nó cũng chỉ là một cái ống dẫn có khả năng cân bằng lượng
khí trong rover và lều bật mà thôi.
Căn Hab và xe rover đều dùng cùng một chuẩn van, nên tôi có thể nối
chúng trực tiếp với nhau. Nó sẽ tự động làm đầy nguồn khí bị thoát ra mỗi
khi tôi ra vào (cái này đám NASA gọi nó là luồng ra và luồng vào).
NASA chẳng xuề xòa với mấy chiếc lều khẩn cấp này đâu nhé. Ngay lúc
tôi bấm nút báo động trong chiếc rover, lập tức có một tiếng vút chói tai bắn
ra từ chiếc lều đang tự bung ra, gắn liền vào cửa khóa khí của rover. Chỉ
mất chừng hai giây.
Tôi đóng cửa khóa khí bên phía chiếc rover và thế là tôi sẽ ở bên trong
một căn lều cô lập, dễ chịu. Thiết lập vòi khí để cân bằng cũng không đáng