NGƯỜI THÀNH CÔNG CÓ 1% CÁCH NGHĨ KHÁC BẠN - Trang 113

nước Mỹ, giúp Mỹ có được kì tích trong phát triển sản xuất công nông nghiệp. Đầu tiên phải
nói đến là công nghiệp luyện kim, tiếp theo là công nghiệp hóa học. Bông vải tăng giá 400%,

lúa mì tăng 300%, xuất siêu ước đạt 3,5 tỉ đô la Mỹ. Ngược với Mỹ là phe Hiệp ước, phe này đã

tung ra tất cả 20 tỉ đô la Mỹ có trong tay, sau đó không thể không vay nợ Mỹ.

Tháng 8 năm 1928, nước Mỹ phê duyệt cho nước ngoài vay lấy lãi dưới hai phương thức là cho

vay công khai và cho vay cá nhân. Phát hành công trái nước ngoài khiến hàng hóa cung không

kịp cầu, đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển sản xuất trong nước Mỹ, tăng thêm sức sản xuất,

giúp Mỹ có được sự phồn vinh chưa từng có. Ngoại thương tiếp tục được mở rộng, khiến chính

phủ buộc phải thành lập Ủy ban Vận tải đường thủy Mỹ vào năm 1928, bắt tay vào xây dựng

một đội thương thuyền kinh doanh của chính phủ. Đồng thời, công ty Morgan đứng ra làm đại

diện cho Anh, Pháp, Nga, thay họ mua những mặt hàng Mỹ cung cấp và vay Mỹ theo phương

thức cá nhân để cung ứng cho họ. Như vậy, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các quốc gia

phe Hiệp ước đã tiêu thụ 5 trăm triệu đô la công trái ở Mỹ.

Thế nhưng, nước Mỹ không chỉ qua lại với phe Hiệp ước, mà còn có một công ty chuyên tiến

hành giao dịch thương mại với phía Đức - Áo - Hung. Mỹ thực hiện theo chính sách cân bằng cả

hai bên, lần lượt kiếm tiền từ cả hai. Đến cuối cùng, tuy Mỹ khiến cho nước Anh nổi giận, phái

đội thuyền chiến chặn lại hàng hóa Mỹ đem bán cho Đức, nhưng nước Mỹ vẫn giành được lợi

ích kinh tế gián tiếp từ việc hai bên giao chiến. Đồng thời, trên mặt chính trị, tổng thống

Wilson cũng tiếp tục ra mặt giải hòa, đưa ra kiến nghị hòa bình. Lúc này, hai bên giao chiến đã

kiệt sức, đều cần nhờ vào sự giúp đỡ thực tế của Mỹ. Cuối cùng, hai phe giao chiến đều muốn

Mỹ đứng sang phía mình, nước Mỹ đích thực đã làm như vậy - ủng hộ cả hai bên, hơn nữa còn

thực hiện việc này rất thành công.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ duy trì chủ nghĩa trung lập cho đến tận khi chiến

tranh kết thúc. Nước Mỹ không dễ dàng trở thành “kẻ ngốc thứ hai” mà Gracián từng phê bình

mà hoàn toàn ngược lại - trở thành kẻ được lợi lớn nhất trong chiến tranh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.