Dường như cùng lúc đó, thân tín và cố vấn của Wilson - thượng tá House, cũng viết một mật
thư cho tổng thống. Trong thư viết: “Theo ý kiến của tôi, tình hình thảm hại nhất chính là
không nhìn thấy bất cứ kết quả tốt đẹp nào. Nếu như phe Hiệp ước chiến thắng, cũng có nghĩa
là Nga sẽ thống trị lục địa châu Âu; nếu là Đức thắng, thì có nghĩa từ đó châu Âu sẽ phải nằm
dưới chế độ chuyên trị của Chủ nghĩa quân phiệt. Để tránh xuất hiện những hậu quả không có
lợi cho chúng ta, không thể mạo hiểm lựa chọn cách lợi dụng một phe để phản đối phe còn lại.
Chúng ta phải tìm các cơ hội để duy trì thế cân bằng giữa hai bên, lợi dụng nó, bằng mọi cách
xây dựng bộ máy quân sự quy mô lớn”. Thông qua bức thư này, chúng ta có thể hiểu rõ thực
chất của chủ nghĩa trung lập nước Mỹ, đồng thời cũng hiểu câu châm ngôn của Gracián: Cân
bằng hai bên cuối cùng là để phát huy vai trò và tăng cường sức mạnh của mình.
Đối với nước Mỹ, thực ra là họ hi vọng cuộc đại chiến này xảy ra, giờ đây lại càng hi vọng nó có
thể tiếp tục kéo dài. Theo tính toán của Mỹ thì dù cho bên nào giành chiến thắng thì cũng đều
không có lợi cho họ, như vậy, thà rằng để châu Âu bị chia cắt thành hai thế lực đối lập không
đội trời chung còn có lợi cho Mỹ hơn. Dưới cách nhìn của nước Mỹ, thắng lợi của đế quốc Đức
sẽ dẫn đến việc dựng nên chủ nghĩa bá quyền ở châu Âu, còn có thể khiến nó thừa cơ mở rộng
phạm vi thế lực ở Mỹ Latinh.
Không chỉ như vậy, nước Đức thậm chí có thể liên minh với Nhật Bản ở Viễn Đông để đối phó
với Mỹ! Vì vậy, Mỹ không thể để cho đế quốc Đức thắng lợi. Nhưng đồng thời, Mỹ cũng không
muốn nhìn thấy phe Hiệp ước giành chiến thắng, bởi vì thành viên của phe Hiệp ước cơ bản
đều là một số đế quốc lâu đời, sự lớn mạnh của họ chắc chắn trở thành mối uy hiếp đối với Mỹ.
Có điều, khi bắt buộc phải chọn lựa một bên, nước Mỹ lại hơi nghiêng về phe Hiệp ước. Bởi vì
cùng với sự phát triển nhanh chóng của nước Đức, có khả năng chủ nghĩa bá quyền quân phiệt
sẽ được thiết lập trên toàn cầu, khi đó, Mỹ có lẽ cũng trở thành một mục tiêu công kích tiếp
theo. Vì vậy, đối với Mỹ, nếu như tham gia quá sớm vào bất kì phe nào trong cuộc chiến này,
thì thời cơ cũng đều chưa chín muồi. Nước Mỹ chưa lớn mạnh đến mức có thể trực tiếp đối đầu
với bất cứ nước nào trong đó. Vì vậy, Mỹ chọn chính sách duy trì sự cân bằng khéo léo giữa hai
bên, và mượn thời cơ này để làm lớn mạnh chính mình, đây chính là động cơ thực sự của chủ
nghĩa trung lập nước Mỹ.
Kiểu trung lập này là trung lập vụ lợi. Trận đại chiến chưa từng có trong lịch sử đã ngốn sạch
của cải mà châu Âu phải tích lũy lâu dài mới có được, nhu cầu bức thiết châu Âu là cần được
cung cấp tất cả các thứ như: năng lượng, vũ khí, trang thiết bị quân sự... Và như vậy, Mỹ đã trở
thành đội quân hậu cần cho cả hai phe tham chiến, cả hai bên đều nhập khẩu các loại vật tư từ