NGƯỜI THÀNH CÔNG CÓ 1% CÁCH NGHĨ KHÁC BẠN - Trang 54

Ngô Vương kiêu căng tự đắc bị đánh lừa bởi tình thế trước mắt nên lơ là với Câu Tiễn, thậm chí
đã thả ông ta về nước Việt. Nhưng Ngô vương đâu có biết, việc đó khác nào thả hổ về rừng, tự

mình trèo lên miệng núi lửa. Sau khi Câu Tiễn trở về nước Việt, lập tức chiêu nạp nhân tài.

Trong những người đến với Câu Tiễn có Phạm Lãi và Văn Chủng là hai nhân vật kiệt xuất. Họ

cũng rất xem trọng ý chí của Việt Vương Câu Tiễn, cảm thấy có thể phát huy tài năng ở nơi ông.

Thế là họ trở thành hai cánh tay trợ thủ đắc lực cho Câu Tiễn. Do Câu Tiễn đã từng chịu nhiều
cực khổ, nên rất tin tưởng những lời nói của Phạm Lãi và Văn Chủng, tiếp nhận những kế sách

của họ, ông biết người mình cần chính là những nhân tài như thế. Ông cần dựa vào những mưu

kế, sách lược của bọn họ để làm nước Việt phát triển và lớn mạnh.

Để nhắc nhở bản thân không quên những ô nhục phải chịu trước đây, tối nào Câu Tiễn cũng

ngủ trên đống củi, còn treo lên một túi mật lợn đắng ngắt, mỗi sáng thức dậy, ông đều phải

liếm túi mật đó, rồi nói thật to: “Câu Tiễn, phải chăng ngươi đã quên những ô nhục và thống

khổ mà mình phải chịu rồi sao?” Câu “nếm mật nằm gai” chính là nói về câu chuyện này. Đồng

thời, vì Phạm Lãi và Văn Chủng có những tài năng đặc biệt, nên Việt Vương Câu Tiễn cực kì

trọng dụng họ, thậm chí cảm thấy vô cùng cần đến họ, không thể rời xa họ. Đối với hai người

này, Câu Tiễn đã “dựa dẫm tuyệt đối” - đúng như điều mà Gracián từng nói.

Văn Chủng là một người làm nghề rèn binh khí. Dưới sự dẫn dắt của ông, nước Việt đã tìm ra

một nơi có thể dễ dàng rèn được những thứ binh khí sắc nhọn. Chất lượng mỏ sắt ở đó rất tốt,

là một nơi có tài nguyên khoáng sản phong phú, giúp họ làm ra những binh khí vô cùng sắc

bén. Những thanh bảo kiếm được nhắc nhiều trong các truyền thuyết lịch sử đều do Văn Chủng

chiêu mộ những người thợ kiệt xuất đúc ra. Trong các cuộc chiến tranh sau đó, chúng đã giúp

cho binh sĩ nước Việt giành được ưu thế áp đảo.

Khi Phạm Lãi và Văn Chủng đã có binh khí tốt, liền bắt đầu huấn luyện quân đội của mình.

Nhưng chỉ tăng cường đối nội thì không đủ, họ hiểu sâu sắc rằng, vừa phải bổ sung lực lượng

của mình, đồng thời cũng phải làm cho quân địch yếu đi. Thế là, hai người họ liền bày kế cho

Việt Vương Câu Tiễn, đem thóc nấu chín rồi dâng cho nước Ngô. Ngô Vương rất vui mừng, nghĩ

rằng Câu Tiễn rất trung thành với mình. Thế nhưng dù có nằm mơ, ông cũng không thể ngờ

được rằng, đất nước mình năm sau sẽ chẳng có bất kì thu hoạch gì.

Để giành đ ược sự t ín nhiệm của Ngô Vương, đồng thời cũng để có một người tình báo, họ đưa

mỹ nữ Tây Thi của nước Việt dâng cho Ngô Vương. Có người nói rằng, Tây Thi đã yêu Phạm Lãi

ngay từ ánh mắt đầu tiên, giữa họ nảy sinh tình cảm sâu đậm. Nhưng vì đại cục của nước Việt,

Phạm Lãi đành cắn răng hiến Tây Thi cho Ngô Vương. Chàng chấp nhận chờ sau khi báo thù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.