18. Khiến người ta dựa vào bạn ở mức độ
vừa phải
Khiến người khác dựa vào bạn ở mức độ vừa phải là phương pháp rất tốt để đạt được thành
công. Nếu thực hiện được điều đó một cách phù hợp, thì thậm chí đến quân vương cũng sẽ
phải chịu sự khống chế của bạn. Nhưng khi hành động, nhất định không được quá trớn, đừng
chỉ nghĩ cho bản thân mà không quan tâm tới lợi ích và cảm nhận của người khác. Mức độ vừa
phải thì cả đời sẽ được hưởng lợi, người khác cũng được thơm lây, đồng thời tránh được việc
đi nhầm vào con đường bại vong.
------Baltasar Gracián
Nhà Hán (Trung Quốc) có một thời kì liên tiếp mấy đời trị vì đều do mấy tiểu hoàng đế cầm
quyền, lớn nhất chưa đến chín tuổi, nhỏ nhất mới sáu tuổi. Tuy bề ngoài là hoàng đế, nhưng
trên thực tế thì đến tính mạng nhỏ bé cũng bị thao túng bởi tay đại tướng quân Hoắc Quang.
Ông muốn để ai làm hoàng đế thì người ấy được làm, nếu cảm thấy đứa trẻ nào không nghe lời
liền lập tức phế bỏ, đổi một đứa trẻ khác nghe lời hơn.
Vì sao lại xảy ra chuyện lạ đời như vậy? Thì ra, đại tướng quân Hoắc Quang trước đó đã chống
trả kẻ thù lớn nhất của nhà Hán khi ấy là giặc Hung Nô và lập công lớn, giành được sự tin cậy
của hoàng đế. Nhưng điều quan trọng hơn đó là, vị hoàng đế đáng thương này không chỉ tin cậy
mà còn luôn cần đến ông, bởi lẽ chỉ có Hoắc Quang mới có thể uy hiếp kẻ thù Hung Nô đang lúc
nào cũng lăm le xâm phạm. Và như vậy, hoàng đế đã ban cho vị tướng quân này quyền lực rất
lớn, để ông ta quản lí toàn bộ quân đội. Đó là còn chưa kể tới việc tuổi của hoàng đế ngày càng
cao, thậm chí đến mức các công việc nội bộ đều phải nhờ đến ông ta quyết định. Hoàng đế càng
ngày càng ỷ lại vào Hoắc Quang nhiều hơn, mà ông ta cũng công khai sử dụng quyền lực của
vua, thống nhất điều phối quân đội, tiến hành trấn áp quân địch một cách thẳng tay. Về mặt
nội chính, Hoắc Quang cũng giải quyết rất xuất sắc, bảo đảm việc thực thi các chính sách quốc
gia. Ông vừa tránh được sự xâm lược của nước khác, đồng thời cũng tránh để trong nước xuất
hiện “khoảng trống quyền lực”, từ đó khiến cho những kẻ có ý định tạo phản hay phân chia đất
nước không dám manh động.
Như vậy, sự cần thiết và ỷ lại của hoàng đế đối với Hoắc Quang đã đạt đến tột đỉnh, thậm chí
còn cam tâm phó thác việc tìm người thừa kế cho ông ta, hi vọng đại tướng quân có thể bảo vệ