cùng nhau đối phó với sự can thiệp quân sự mạnh mẽ của “Đồng minh thần thánh” từ bên
ngoài vào. Nhân dân nước Pháp lập tức có những tổ chức tự phát, nhưng lãnh tụ của phe
Jacobin thì không làm như vậy.
Robespierre và thuộc hạ của ông đều cho rằng, lập trường của một bộ phận người cách mạng
chưa kiên quyết, không nhiệt huyết, tr ung thành với cách mạng, bèn bắt đầu ra tay trấn áp
những người cách mạng không ủng hộ họ xử tử vua Louis.
Và như vậy, Robespierre và phe Jacobin của ông không những đối địch với bên ngoài mà còn
gây thù hằn ở bên trong. Họ đã tạo ra không khí khủng bố cực đoan trong nước, khiến ai cũng
sợ hãi không yên. Mọi người bắt đầu cảm thấy cách mạng như vậy không phải là cách mạng mà
họ vẫn hướng về, từ tinh thần ủng hộ cách mạng biến thành sự nghi ngờ và sợ hãi, họ không
còn ủng hộ Robespierre và phe Jacobin nữa.
Để chống lại sự thống trị khủng bố của phe Jacobin, một bộ phận của phe cách mạng ôn hòa khi
bị dồn đến mức đường cùng, đã bất đắc dĩ phải áp dụng những biện pháp cực đoan để đối phó
với phe Jacobin. Rất nhanh chóng, họ đã lật đổ được phe Jacobin, nắm lấy thực quyền, đồng
thời cũng lôi Robespierre ra pháp trường!
Vận mệnh của Robespierre là một bi kịch không hơn không kém. Cách nghĩ của ông ta có lẽ đã
quá đơn giản, nhưng ông ta - đúng như Gracián từng nói - là một loại người “tự cho mình là
siêu phàm”, nghĩ rằng mình chính là người hoàn mĩ nhất, kiệt xuất nhất trên đời. Ông ta căn
bản không ý thức được sự nhỏ bé và hạn chế của bản thân. Robespierre đã lựa chọn con đường
bỏ rơi quần chúng, để đến cuối cùng, khi ông ta rời xa quần chúng cũng là lúc bị quần chúng bỏ
rơi.