Tôi viết vài gợi ý lên bảng:
Eva Braun, bạn gái của Hitler.
Tôi hỏi, thế còn chính Hitler thì sao?
Không, không đời nào. Không xin lỗi gì ở đấy cả.
Song biết đâu thời niên thiếu y khốn khổ.
Chúng không đồng ý. Thư xin lỗi cho Hitler có thể là một thách thức lớn
cho một nhà văn, nhưng lớp này sẽ không đời nào viết thư ấy cho y.
Trên bảng: Julius Và Ethel Rosenberg
[56]
, bị tử hình năm 1953 về tội
phản quốc.
Thế còn thư xin lỗi cho những người không chịu thi hành nghĩa vụ quân
sự thì sao nhỉ?
Ô, vâng, thưa thầy McCourt. Những chàng trai này có đủ lý do để xin
lỗi. Họ không muốn chiến đấu vì tổ quốc, nhưng chúng em khác.
Trên bảng: Judas
[57]
[58]
chúa Hung nô, Lee Harvey
Oswald
[59]
[60]
Ơ, thưa thầy McCourt, thầy có thể cho thêm tên vài ông thầy được
không ạ? Không phải thầy, nhưng mà những ông thầy thuộc loại “rận trong
quần”
[61]
cứ hai ngày lại bắt chúng em làm bài kiểm tra.
Ấy, đâu có được. Họ là đồng nghiệp của thầy mà.
OK, OK, nhưng chúng em có thể viết thư xin lỗi cho họ, giải thích vì
sao họ lại như thế.
Thưa thầy McCourt, thầy hiệu trưởng ở cửa.
Tim tôi chùng xuống.
Ông hiệu trưởng tháp tùng ông Martin Wolfson, thanh tra học chính của
Staten Island, vào lớp. Họ chẳng buồn biết có tôi tồn tại. Họ không xin lỗi
đã làm gián đoạn buổi học. Họ đi tới đi lui giữa hai dãy bàn, liếc xem bài
làm của học trò. Thỉnh thoảng họ cầm lên để đọc cho rõ hơn. Ông thanh tra
đưa một bài cho ông hiệu trưởng. Ông thanh tra chau mày, mím môi. Ông
hiệu trưởng mím môi. Cả lớp hiểu rằng đây là những nhân vật quan trọng.
Để tỏ lòng trung thành và đoàn kết với tôi, chúng không xin đi ra ngoài.