hay đáng bỏ đi. Những ánh mắt tán thưởng làm ấm lòng anh trên xe điện về
nhà.
Trong lớp làm gì thì làm, nhưng vẫn còn có những quy định của các vị
quan chức chủ quản mọi trường trung học ở New York:
Học trò không được ồn ào, không được đi lại trong phòng học hay ngoài
hành lang. Ồn ào thì học với hành gì được.
Lớp học không phải sân chơi. Không được ném lung tung. Khi muốn
hỏi hay trả lời, học trò phải giơ tay xin phép. Không được tự tiện nói to. Tự
tiện nói to có thể gây ra hỗn loạn, khiến các quan chức Sở Giáo dục
Brooklyn hay những thầy cô từ nơi khác đến tham quan trường có ấn tượng
xấu.
Giới hạn việc cho phép ra nhà vệ sinh ở mức tối thiểu. Học trò nào cũng
biết đủ thứ mánh khóe để xin ra ngoài. Một trò ở tầng một được phép đi vệ
sinh thỉnh thoảng còn bị bắt quả tang đang nhòm vào một lớp khác có cô bé
mà trò này thầm yêu đang ngồi học và cô bé này thì tha thiết nhìn lại.
Không thể khoan thứ những chuyện như thế được. Có một số nam nữ sinh
đã xin ra ngoài để gặp nhau ở tầng hầm hay khoang cầu thang làm những
chuyện không nên, bị các thầy hiệu phó cảnh giác bắt gặp báo cáo lên ban
giám hiệu và mời cha mẹ đến. Có những em khác xin ra ngoài để lén hút
thuốc ở những chỗ khuất nẻo. Cho phép đi vệ sinh là chỉ để đi vệ sinh,
không được lạm dụng cho chuyện khác. Không được đi lâu quá năm phút.
Nếu vi phạm, giáo viên phải báo lên văn phòng hiệu trưởng, văn phòng sẽ
cử người kiểm tra các nhà vệ sinh cùng các địa điểm khác để đảm bảo
không xảy ra những chuyện không hay.
Hiệu trưởng nào cũng muốn trường mình được trật tự, kỷ luật, mọi
chuyện trôi chảy. Họ đi kiểm tra trên các hành lang. Họ ngó vào qua cửa
lớp. Họ muốn thấy các nam nữ sinh cúi đầu trên sách vở, nam nữ sinh chăm
chỉ ghi chép, nam nữ sinh giơ tay, hăm hở trả lời những câu hỏi của giáo
viên.
Các giáo viên giỏi luôn cứng tay. Họ phải giữ vững kỷ cương trong lớp
học, điều sinh tử ở một trường trung học hướng nghiệp ở New York, nơi mà
đôi khi băng đảng ảnh hưởng tới tận trường. Anh phải để mắt tới những