13
Đầu mỗi học kỳ tôi bảo các học sinh mới học môn sáng tác rằng: Thầy
trò ta hoạn nạn có nhau. Thầy không biết các em nghĩ sao, riêng thầy rất coi
trọng môn này và thầy chắc chắn một điều là cuối học kỳ sẽ có một người
trong lớp này học được đôi chút gì đấy và người ấy, các bạn nhỏ ạ, chính là
thầy.
Tôi cho rằng thế thật láu cá, tự giới thiệu mình là kẻ ham học nhất trong
tất cả, tách khỏi đám đông là những kẻ lười biếng, cơ hội, bàng quan.
Tiếng Anh là môn bắt buộc, còn sáng tác là môn tự chọn. Thích thì
chọn, không thích thì thôi. Chúng đã chọn. Chúng đổ xô vào giờ của tôi.
Lớp học chật ních. Chúng ngồi cả trên bệ cửa sổ. Một cô giáo tên Pam
Sheldon nói: Sao họ không để anh McCourt dạy trong sân vận động Yankee
luôn cho rồi? Tôi được hâm mộ như thế đấy.
Cái gì đã khiến học trò nhiệt tình "sáng tác"? Phải chăng các cô các cậu
bỗng dưng có nhu cầu được thể hiện bản thân? Hay tại tôi dạy giỏi, lôi
cuốn, có giọng Ireland đáng yêu? Cũng niềm tin cũ rích ấy và nhân tố
begorrah
[130]
chăng?
Hay tại có tin đồn rằng ông thầy McCourt này chuyên dạy lan man rồi
cho điểm tốt như thể phân phát kẹo?
Tôi không muốn bị xem là cho điểm dễ dãi. Tôi phải ra vẻ nghiêm khắc
mới được. Siết chặt lại. Tổ chức. Tập trung. Nhiều thầy cô khiến học trò sợ
như cọp. Trên tầng bốn ông Phil Fisher dạy toán khiến học trò bở vía.
Chuyện đồn xuống tận dưới đáy. Nếu học trò phải đánh vật với bài vở hay
tỏ ra chán ngán thì ông hét toáng: Hễ em mở miệng là y như rằng tổng số
ngu ngốc của loài người tăng lên, hoặc hễ em mở miệng là y như rằng tổng
số uyên bác của loài người giảm đi. Ông không thể hiểu nổi sao đầu óc loài
người lại có thể gặp khó khăn trước phép tính vi phân và lượng giác. Ông