16
Tôi đang học hỏi đây. Gã mick xuất thân từ những con hẻm nghèo nàn ở
Limerick đang phơi trần lòng đố kỵ của hắn ra đây. Tôi có quan hệ với
những người di dân thế hệ thứ nhất và thứ hai là những người giống như tôi
vậy, song tôi cũng quan hệ cả với những tầng lớp trung lưu và trên trung
lưu. Tôi không thể không mỉm cười dè bỉu. Thật ra tôi nào có ý khinh rẻ họ
đâu, nhưng cái nết đến chết không chừa mà. Đó là lòng đố kỵ. Không phải
căm hận đâu. Chỉ đố kỵ thôi. Tôi lắc đầu ngao ngán trước những chuyện mà
họ bận tâm bận trí, toàn những chuyện vặt vãnh của giới trung lưu, nóng
quá, lạnh quá hay em không thích loại kem đánh răng này. Sau ba thập kỷ
sống trên đất Mỹ tôi còn cảm thấy sung sướng khi bật điện thấy có đèn sáng
hay khi tắm xong với tay có được tấm khăn lau người. Tôi đang đọc một
người tên là Krishnamurti
[146]
mà tôi thích ông ở chỗ ông không hợm
mình là guru
[147]
như một số người đã ào ạt từ Ấn Độ sang đây rồi cầm
hộp thiếc đi quyên góp bạc triệu
[148]
. Ông ta không nhận mình là guru, là
bậc thông tuệ hay bất cứ danh xưng nào khác. Ông bảo, ông gợi ý, rằng anh
bạn ơi, rút cục thì anh chỉ có thể trông cậy vào chính anh thôi đấy. Có một
tiểu luận "lạnh người" của Thoreau tên là "Đi", trong đó ông viết rằng khi ta
ra khỏi nhà để đi thì ta nên thật tự do, thật không vướng mắc để không bao
giờ phải quay về điểm xuất phát. Ta cứ việc đi mãi, vì ta tự do. Tôi cho học
trò đọc tiểu luận này, chúng nói, Ô không được đâu, chúng chịu không làm
nổi. Cứ việc đi mãi à? Thầy nói đùa ư? Kể cũng lạ thật đấy, vì khi tôi kể
chúng nghe chuyện Kerouac và Ginsberg
[149]
thật tuyệt vời. Hoàn toàn tự do. Cần sa, đàn bà và rượu trên ba nghìn dặm
đường. Tôi nói với chúng cũng là nói với chính mình. Cái mà chúng ta đều
có là sự bức xúc. Chúa ơi, ở tuổi trung niên tôi mới phát hiện ra những điều