Lời mở đầu
Giá như tôi được biết chút gì về Sigmund Freud và Phân tâm học thì
hẳn tôi đã tìm thấy nguồn gốc của mọi nỗi khốn khổ của mình từ tuổi thơ
bất hạnh ở Ireland. Tuổi thơ bất hạnh ấy đã lấy đi ở tôi ý thức tự trọng, làm
bộc phát những cơn than vãn thương thân trách phận, làm tê liệt những cảm
xúc của tôi, khiến tôi thành một con người kỳ cục, đố kỵ và không tôn trọng
quyền lực, khiến tôi phát triển chậm lại, làm què quặt quan hệ của tôi với
người khác phái, cản trở tôi thăng tiến trong cuộc đời và đã biến tôi thành
kẻ hầu như không thích ứng được với xã hội loài người. Làm sao mà tôi trở
thành một ông thầy và kiên trì đảm đương công việc này mới là chuyện lạ,
và tôi phải tự cho mình điểm tối đa vì rằng đã trụ vững được bấy nhiêu năm
ấy trong những lớp học ở New York. Nên có huân chương cho những ai đã
sống trải qua tuổi thơ bất hạnh mà vẫn trở thành nhà giáo, và tôi đáng được
đứng đầu danh sách nhận huân chương, mặc cho những hệ quả không hay
có thể sẽ chồng chất.
Tôi có quyền đổ lỗi. Tuổi thơ đâu có tự nhiên bất hạnh. Bất hạnh là do
người ta gây ra. Có những thế lực đen tối. Nếu tôi có đổ lỗi thì cũng trong
tinh thần khoan dung thôi. Bởi thế, tôi tha thứ cho những người sau đây:
Giáo hoàng Pius XII; dân tộc Anh nói chung và vua George VI nói riêng;
Hồng y MacRory, người đã cai trị Ireland thời tôi còn nhỏ; Giám mục giáo
xứ Limerick, kẻ nhìn đâu cũng toàn thấy tội lỗi; Eamonn De Valera –
nguyên thủ tướng (Taoiseach) và tổng thống Ireland. De Valera là một tay
người Gaelic lai Tây Ban Nha cuồng tín (món hành Tây Ban Nha trong nồi
thịt hầm Ireland) đã chỉ thị cho giáo chức trên khắp nước Ireland làm sao
dần cho tiếng Anh mẹ đẻ ngấm vào sọ chúng tôi
[1]
tuyệt nọc. Ông ta bắt chúng tôi trải qua không biết bao nhiêu giờ khắc khốn
khổ. Ông ta chẳng thèm quan tâm đến những vết bầm tím mà ngọn roi của
thầy giáo đã để lại trên những phần khác nhau của thân thể còn non yếu của