mình khi quyết trồng cho được một hốc bí đao bốn chục kí. Con người ấy
đã làm việc là say sưa hết mình, chứ đâu có tính đếm là ba mươi hay bao
nhiêu đó trong một lần đào một loạt hố trồng cây lấy thành tích kỷ niệm
một ngày lễ lớn.
Quang Tình ơi. Người thầy giáo yêu nghề đắm đuối ơi. Túng thì phải
tính. Đói thì đầu gối phải bò. Nhưng, Quang Tình à, mình có một ông bạn
thân là nhà văn Bùi Bình Thi nổi tiếng. Ông có tầm kiến văn rất sâu rộng.
Đặc biệt ông am hiểu kỹ càng lịch sử Hội thánh. Nghe mình kể chuyện
Quang Tình, ông bảo: “Tốt! Ông Giu-xe lấy bà Ma-ri, cha nuôi của Đức
chúa Giê-xu, đời thứ 45 của vua Đa-vít người Itxraen, chính là xuất thân
thợ mộc. Còn Đức chúa Giê-xu từ năm lên ba đến năm mười tám tuổi đã
làm nghề mộc cùng bố nuôi đó! Và đây là một đoạn ở trong Kinh Cựu ước:
‘Người thợ mộc xứ Galilêa ấy đã lang thang khắp nơi để chữa bệnh cho dân
chúng và rao giảng sự bình đẳng cho mọi người.’”
Chà chà... Tại sao mình lại biết giờ đây Quang Tình đã là một chàng phó
mộc nhỉ? Bí mật sẽ được bật mí sau khi Quang Tình đọc hết lá thư này.
Quang Tình ơi. Mình là một thằng sống ở đâu cũng bị mọi người chụp cho
cái mũ tự kiêu tự đại. Mình không thanh minh. Vì có cái gì hơn người thì
anh ta mới dám tự kiêu tự đại chứ! Và nói thật, chính là cái thiên hướng say
mê triết học, khoa học nhân văn và xã hội có sẵn trong mình, do ông bố
mình truyền lại cho, đã cho mình cái khả năng hơn người đáng tự hào đó!
Quang Tình ơi! Ngã ba Việt Trì-Bạch Hạc. Vùng đất tổ. Những cây hồng
cho thứ quả ngọt lịm mà không hột. Ngọn gió sông lồng lộng phóng túng.
Những đàn chim ngói bay rợp cả một khoảng trời. Hồng Hà mênh mông,
trôi cát tới chân làng quê. Cuối sông ngoài bến Việt Trì có những chàng áo
nâu về dòng nước vui tràn trề. Và đến đây thì Quang Tình chắc là biết rồi.
Và chắc chắn là mình phải xin lỗi Quang Tình đã, xin lỗi vì phải động đến
một sự kiện mà Quang Tình không muốn nhắc đến lần thứ hai. Quang Tình
đã nộp đơn xin vào Đảng. Và sau những cử chỉ lời nói đáng gọi là thô bỉ
khả ố của ông Hủ, Quang Tình đã hoàn toàn thất vọng và đã muốn quên
hẳn đi chuyện này vì cho rằng đó là hành động thể hiện sự cầu xin hèn yếu,