Thì tình yêu nước trọn đời sắt son.
*
Quang Tình thân yêu!
Cách mạng nào cũng có cái ngu xuẩn của nó. Mình lấy ý tưởng đó ở câu
nói sau đây của Lênin in trong Lênin toàn tập, tập 4, trang 277, Nhà xuất
bản Tiến Bộ, Mátxcơva năm 1976: ”Về mặt lý luận: Trong thời kỳ cách
mạng cũng như trong bất cứ lúc nào, người ta đều mắc những điều ngu
xuẩn, Engels đã nói như thế và đã nói đúng - cần phải cố gắng làm sao để
mắc thật ít những điều ngu xuẩn và sửa chữa thật nhanh chóng những điều
ngu xuẩn đã mắc phải.” Ý tưởng ấy không chỉ là một lời phê phán. Nó
mang tính xây dựng. Nó không khiến ta đau đớn. Nó khiến ta nhẹ lòng.
Nền Văn học ta và cả thế giới những năm gần đây quả là đã có những
bước phát triển mới rất quan trọng. Nó dân chủ hơn. Nó gần gụi cuộc đời
hơn. Nó phong phú hơn. Thôi thì đủ các trào lưu với các danh xưng nghe
thật nức lòng. Văn học Sám hối. Văn học Vết thương. Văn học Thức tỉnh.
Văn học Tự thú. Văn học Tố cáo. Với cả loạt tác phẩm đủ hết các thể tài, từ
truyện ngắn đến tiểu thuyết, bút ký, hồi ức... được coi như các best-seller.
Thôi thì tùy! Dẫu sao thì văn chương cũng vẫn là nơi con người dành được
tự do và có quyền bộc lộ cá tính hơn ở đâu hết. Tuy nhiên thì hình như câu
chuyện xem ra cũng không đơn giản một chiều như vậy, theo thiển nghĩ của
mình. Là bởi vì nghĩ đi thì cũng cần nghĩ lại. Là bởi vì, một khi đã thừa
nhận rằng, sự ngu xuẩn lầm lỡ là thuộc tính chung của các cuộc cách mạng
thì cùng với lòng căm giận còn có thể có một thái độ khác nữa. Và với sai
lầm phi tự giác của những người bạn bè, của đồng nghiệp thì rất có thể còn
có một cách ứng xử khác nữa, hợp tình thuận lý hơn. Cô Tấm không nhất
thiết phải bầy ra cái trò lừa cô Cám em gái mình tắm nước sôi để thành
mắm. Không nhất thiết phải sử dụng cái quy tắc nhân-quả ác giả ác báo ở
đây. Ấy là chưa kể, suy đi ngẫm lại thì có khi cũng phải thừa nhận, rằng
trong lẽ phải có người có ta! Ấy là chưa kể, nhiều khi cũng phải thấy rằng,
tha cho thì cũng xong đời, bằng không thì cũng ra người nhỏ nhen. Khái