người hiểu ra được điều này thường không thể không rơi vào trạng thái bi
thương, cô đơn lặng lẽ nhưng cũng là tâm thế không ham không muốn, siêu
nhiên bên ngoài sự vật. Tôi đã chịu được nhục hình vốn đáng sợ hơn cái
chết, tôi giãy giụa để thoát ra từ con đường chết thì còn gì có thể trở thành kỵ
húy đối với tôi? Có tinh thần “không kiêng dè gì nữa” làm tiền đề mới có thể
bóc trần những quan điểm chính thống, hoàng quyền; đứng ở góc nhìn mới
để vẽ lên một phương diện khác của “đạo tặc” - Bản sắc anh hùng của một
người anh hùng thất bại. Thực tiễn của Thái sử công vẫn là một bài học, một
sự gợi ý cho những tác gia hiện đại.
Thường nghe thầy giáo của tôi giảng rằng, Tư Mã Thiên sống trong
một thời đại rất lãng mạn. Thời đại lãng mạn mới có thể sản sinh một đại tính
cách lãng mạn. Quay về với thời Hán - Sở tranh hùng, nhân vật đại biểu của
tinh thần thời đại, đầy ắp khí chất lãng mạn và được xem là anh hùng nhất,
ngoài Hạng Vũ ra thì không ai xứng đáng hơn. Tinh thần của Hạng Vũ đã
cộng hưởng với Tư Mã Thiên. Một thiên “Hạng Vũ bản kỷ”, từng chữ từng
chữ đều gói trọn thâm tình của Thái sử công để từ đó chúng ta nhận ra bản
sắc anh hùng vô song của con người thất bại Hạng Vũ. Thuở thiếu thời, Hạng
Vũ đọc sách không thành, chuyển sang học kiếm thuật; học kiếm thuật không
thành chuyển sang đọc binh thư; đọc binh thư không mong hiểu được một
cách thấu đáo. Có thể xem đó là điều hay, bởi mọi tri thức quá cụ thể dễ dàng
biến thành sự trói buộc, là sợi dây cương đối với con thiên mã tự do này.
Mình cao tám thước, sức mạnh cửu đỉnh chính là khí độ anh hùng thiên bẩm.
Lâm nguy không biến sắc, anh dũng quyết đoán là thiên bẩm của một chiến
sĩ. Thuở nhỏ tôi sống ở Cao Mật, đã từng nghe qua rất nhiều truyền thuyết và
tất nhiên trong đó có nhiều truyền thuyết có liên quan đến Tây Sở Bá Vương
Hạng Vũ.
Ông nội tôi nói: Sở Bá Vương do rồng sinh ra, uống sữa hổ mà lớn lên.
Khi Tần Thủy Hoàng đi tuần du về phía Đông, đã từng giao hợp với con gái
Đông Hải Long vương trong mơ. Hành sự xong, Tần Thủy Hoàng chia tay