Người tỉnh nói chuyện mộng du
Tạp cảm về Dư Hoa
N
ăm 1987, có một nhà tiểu thuyết vừa cổ quái vừa tàn khốc với mấy bộ
tiểu thuyết đầy máu đã làm chấn động văn đàn. Trong một khoảng thời gian
dài, ánh mắt của hầu hết các nhà phê bình nghiên cứu đều tập trung vào anh.
Người ấy họ Dư tên Hoa, người huyện Hải Diêm tỉnh Chiết Giang. Sau đó,
tôi có may mắn là được ở chung với anh, cùng nhau trải qua những tháng
ngày học tập và dần dần tôi cũng đã hiểu được đôi chút về một tâm hồn cổ
quái này. Dư Hoa nói cà lăm nhưng đôi mắt thì như có lửa, không nói được
những lời thuận nhân tình và những lời hay ý đẹp, đặc biệt là không hề sùng
bái “nhân vật nổi tiếng”. Nghe đâu rằng anh đã từng làm nha sĩ năm năm, tôi
không tưởng tượng ra những cực hình mà bệnh nhân phải chịu đựng dưới bàn
tay sắt của anh chàng nha sĩ điên cuồng này. Đương nhiên Dư Hoa cũng có
những điểm giống với mọi người nói chung, dưới góc nhìn của văn học thì
rất thô tục và bình thường. Nhưng điều mà tôi thưởng thức ở anh ta là cái vẻ
độc đáo khiến người ta không mấy thích thú này: “Những người chân chính”
nói chung đều cất cao giọng hát ở trong phòng tắm thì Dư Hoa lại gào rú ở
giữa quảng trường, trước mặt mọi người. Về cơ bản là anh không quan tâm
đến người khác có phản ứng như thế nào khi anh biểu hiện sự hoan lạc điên
cuồng của mình một cách tương đối thoải mái. Hoan lạc cuồng điên là biểu
hiện rõ nhất của “đồng tâm - tâm hồn con trẻ”, là sự thể nghiệm đầy đủ nhất
của tinh thần lãng mạn. Nếu xét ở góc độ nào đó, anh chàng này là một gã
“ngoan đồng - đứa trẻ bướng bỉnh”, ở góc độ khác lại là một kẻ già nua cũ kỹ
đến độ đáng sợ. Với những gì hiểu biết về con người đã thúc giục tôi quan