NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 239

tâm đến tiểu thuyết của Dư Hoa, định nói vài điều về phương diện nghệ
thuật, cho dù tôi biết có nói cũng bằng thừa. Bất kỳ một con người có những
suy nghĩ kỳ dị đều là những cạm bẫy khó lường, đều là một cuốn kinh khó
đọc, đều là một mái tóc khó cắt…, do vậy mà đem anh ra phân tích, chú thích
là một công việc không hề dễ dàng tí nào. Ở đây chỉ xin làm theo tôn chỉ của
Khổng Phu Tử “biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết
vậy” mà thôi.

Công việc đầu tiên của tôi là xin được thu hẹp phạm vi, đặt cái tính

cách cực kỳ phức tạp ấy sang một bên, phát biểu một vài điều đơn giản về
anh trên cơ sở tư tưởng và năng lực cảm thụ văn học của chính mình.

Trước tiên, đây là một con người có năng lực tư duy lý tính rất mạnh

mẽ. Tư duy lý tính đã giúp anh chuyển hoán từ ngữ một cách có logic, có thứ
tự, khúc chiết. Thứ đến, anh có tài tung hỏa mù trong tiểu thuyết của mình,
trong đám hỏa mù ấy xây dựng những ảo ảnh nửa quỷ nửa người rất siêu
đẳng.

Hai điểm vừa đề cập ở trên kết hợp lại chính là sự thống nhất của

những mâu thuẫn trong tiểu thuyết của anh ta - tiểu thuyết mộng du.

Do vậy, Dư Hoa trở thành “người tỉnh nói chuyện mộng du” đầu tiên

trên văn đàn Trung Quốc đương đại.

Tôi cho rằng loại hình tiểu thuyết này không phải bắt đầu có từ Dư

Hoa. Trong những tác phẩm của nhà văn Cộng hòa Czech Franz Kafka chỗ
nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những giấc mơ, những cảnh mộng, điển
hình nhất là trong “Thầy thuốc nông thôn”, từ đầu chí cuối là những ghi chép
về cảnh mộng. Có lẽ là Kafka ghi chép một giấc mộng có thực, cũng có thể là
một cảnh mộng do ông ta tưởng tượng ra, nhưng điều này không hề quan
trọng. Dư Hoa đã từng thẳng thắn thừa nhận là mình đã được gợi ý từ Kafka
như thế nào. Trước anh đã có một nhà văn Pháp sau khi đọc xong “Hóa thân”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.