NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 243

để hỏi ý kiến Dư Hoa, anh chỉ nói: Tôi không biết! Tôi tin câu trả lời của anh
là thật tâm.

Đúng vậy, anh cũng không hề biết gì cả. Mộng không hề có ý nghĩa

xác định, mộng chỉ là quá trình kết nối hàng loạt các sự kiện, nó chỉ có khả
năng tồn tại với tư cách là một giấc mộng. Lý giải loại tiểu thuyết này cũng
như việc cố gắng sắp xếp giấc mộng thành một câu chuyện hoàn chỉnh vậy,
chẳng qua là một việc làm hồ đồ khiên cưỡng mà thôi. Liệu anh có sắp xếp
được không?

“Ra đi từ tuổi mười tám” là một tác phẩm tinh hoa của tiểu thuyết

đương đại Trung Quốc. Điểm kỳ diệu chân chính của nó là ở chỗ, nó đã sử
dụng mọi tính khả năng để lý giải ý nghĩa của cốt truyện khiến cho độc giả
cảm thụ được vẻ đẹp giống như mộng được sản sinh từ sự kết hợp thống nhất
giữa quan hệ phi logic với những sự kiện rõ ràng chuẩn xác một cách vô lý.

Cũng nên nói thêm một điều là: Sau khi ý nghĩa của câu chuyện bị triệt

bỏ thì một phương thức nắm bắt thế giới, nắm bắt nhân sinh mới đã được sản
sinh. Đây chính là vấn đề Dư Hoa đã trình bày trong “Những tác phẩm hư
ngụy”: sự thô thiển tự thân của nhân loại đến từ những nông cạn của kinh
nghiệm cũng như sự sơ sài trong nhận thức về bản chất tinh thần. Chỉ có
thoát ly những thường thức, vứt bỏ những logic và trật tự của hiện trạng thế
giới mới có thể tự do tiếp cận với sự chân thực.

Kỳ thực, những đột phá trong văn đàn đương đại Trung Quốc không

chỉ là những đột phá về mặt hình thức mà từ những đột phá về mặt triết học.
Dư Hoa đã có thể dùng tư duy cực kỳ tỉnh táo để tự biện và thiết kế cho mình
một hướng đi mới, điều này thật đáng khâm phục, tôi tự thấy mình chỉ là
người hít bụi phía sau anh mà thôi.

Chàng thanh niên mười tám tuổi ấy cuối cùng vẫn không tìm ra quán

trọ, chuyện này cũng giống như đứa trẻ cuối cùng vẫn không tìm ra nhà vệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.