NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU - Trang 245

Siêu việt cố hương

1. Đề giải

K

hi sự ngông cuồng của một nhà tiểu thuyết đem những sáng tác thực

tiễn của anh ta “thăng hoa” thành những lý luận chỉ đạo thực tiễn sáng tác;
khi một nhà tiểu thuyết ngông cuồng trừu tượng hóa từ trong những tác phẩm
của mình thành những vấn đề lý luận về tiểu thuyết, nhất định anh ta sẽ rơi
vào tình huống lúng túng khó xử. Đương nhiên cũng không loại trừ những
nhà tiểu thuyết cá biệt có thể viết ra những trang lý luận thâm uyên. Nói
chung là, lý luận càng thâm uyên thì càng tách rời chân lý, nhưng đối với
tuyệt đại bộ phận các nhà tiểu thuyết mà nói, lý luận về tiểu thuyết chính là
cạm bẫy của tiểu thuyết. Trên cán cân của cuộc đời, hoặc anh là quả cân,
hoặc anh là vật cần được cân; trong lò luyện thép, hoặc anh là miếng thép,
hoặc anh là chiếc búa. Hai ví dụ mang tính chém đinh chặt sắt này kỳ thực
cũng chưa hoàn toàn xác thực. Dơi trông thấy chuột bèn nói: Tớ là đồng loại
của cậu; đến khi trông thấy chim én, dơi lại nói: Tớ cũng là loài chim biết
bay. Nhưng cuối cùng, dơi cũng bị các nhà sinh vật học quy vào loại thú, suy
cho cùng nó không phải là chim. Nhưng suy cho cùng thì dơi cũng có thể bay
trong hoàng hôn, thậm chí là trong bóng tối như các loài chim; lại nhân vì cái

tên mà được người Trung Quốc xem là vật tượng trưng cho sự cát tường

[1]

.

Trong những lúc bất đắc dĩ, nó vẫn cứ cho mình là giống chim. Đây chính là
thái độ của tôi - một nhà tiểu thuyết đối với lý luận.

2. Sự lúng túng của lý luận tiểu thuyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.