Do vậy mà trong “Cao lương đỏ”, “bà tôi” mới có “nụ cười rạng rỡ”
trông rất chướng dành cho tay đại thổ phỉ tư lệnh Từ Chiếm Ngao; do vậy mà
Củng Lợi biểu diễn không được tự tin lắm khi “bà tôi” tiếp quản lò nấu rượu.
Tuy sự chuyển hoán từ một cô gái thành một người quản lý lò nấu rượu đầy
quyết đoán chưa thực sự hợp lý, nhưng tôi tin rằng Củng Lợi của ngày hôm
nay có thể dễ dàng phá bỏ sự bất hợp lý ấy.
Trong lịch sử điện ảnh thường xuất hiện hiện tượng này: Sự thành công
của một bộ phim có khi không hoàn toàn dựa vào những biểu hiện đột xuất
của diễn viên - đương nhiên chuyện một bộ phim thành công là nhờ vào diễn
viên không phải là không có - mà thường là dựa vào chủ đề của phim nhằm
vào việc tuyên dương hoặc phê phán một vấn đề nào đó có ý nghĩa xã hội,
biểu lộ một khía cạnh nào đó về bản chất con người khiến người xem đồng
tình hoặc từ đó ngộ ra điều gì về nhân sinh. Về cơ bản, “Cao lương đỏ” thuộc
vào loại phim này. Nó không hề là một bộ phim “biểu hiện những vết sẹo của
người Trung Quốc” như một số nhà phê bình đã lên tiếng mà là nhằm tuyên
dương sức sống mãnh liệt bất khuất của dân tộc Trung Hoa. Củng Lợi và
Khương Văn giương cao ngọn cờ phê phán phong kiến và đề cao nhân tính.
Khi Củng Lợi thay mặt cho “bà tôi” nằm ngước mặt lên trời trên chiếc
giường do “ông tôi” dùng kiếm đắp nên, sự thần thánh và sự trang nghiêm đã
xuất hiện. Lúc ấy, quan hệ tính dục đã có ý nghĩa hiến tế linh hồn mang tính
tôn giáo. Đương nhiên, ý nghĩa cao quý này không phải bất cứ nhà phê bình
nào cũng có thể cảm thụ được.
3.
Sau “Cao lương đỏ”, Củng Lợi tiếp tục tham gia với tư cách là diễn
viên chính trong bộ phim có tính thương nghiệp “Báo châu Mỹ hành động”
cũng do Trương Nghệ Mưu đạo diễn. Bộ phim này ra đời từ mục đích kiếm
tiền - nhưng hình như chẳng kiếm được tiền - lại còn bị phê bình rất dữ dội.
Sau này, mỗi khi nhắc đến bộ phim này, Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi đều
cười trừ. Không lâu sau đó, Củng Lợi lại tham gia bộ phim “Lưỡng cung
hoàng thái hậu” của đạo diễn Hongkong Lý Hàn Tường, diễn cũng bình bình