vọt. Thế là ngựa chết hơn một nửa.” Ngựa vốn tiêu dao giữa cõi đất trời, đói
ăn cỏ non, khát uống nước ngọt, ăn sương nằm tuyết mà hưởng trọn niềm
sung sướng; không bị trói buộc, không bị quản thúc mới đáng được gọi là
“chân mã”, không đánh mất bản tướng của ngựa, thế mới có cái khí độ của
rồng của hổ. Dưới ngòi bút của Từ Bi Hồng, ngựa không bao giờ đeo hàm
thiếc buộc yên cương, có lẽ là do đạo lý ấy mà ra. Nhưng con người lại nhét
hàm thiếc vào miệng nó, buộc yên cương trên lưng nó, lúc giận thì đòn roi tới
tấp, lúc thương thì thưởng đậu thưởng đường, ân nghĩa và quyền uy đồng
thời giáng xuống mình ngựa, cương nhu đồng thời thi thố trên mình ngựa,
cho nên ngựa có thể mập mạp cường tráng nhưng làm sao đọ được với hình
hài mẫn tiệp săn chắc ban đầu. Con người là loài tàn nhẫn, bá đạo nhất trên
địa cầu này… Và bỗng nhiên, tôi cảm thấy căm ghét những kỵ mã đang ngồi
trên lưng ngựa vô cùng. Nhưng, ngay lập tức tôi đã phải phủ định chính
mình. Thiếu ăn thì sẽ thèm ăn vô cùng, đó là một quy luật của giới tự nhiên,
thế giới loài người cũng không là một ngoại lệ. Tôi vẫn thường nghe người ta
nói: “Trong xã hội cũ… con người phải chịu một cuộc sống không phải là
con người.” Con người mà phải chịu bất kỳ một sự quản thúc của một người
khác thì không phải là con người. Như thế thì “ngựa bị người cưỡi không
phải là ngựa” có lẽ cũng không phải là một logic sai. Đem ngựa so với người,
có lẽ là một sự so sánh khập khiễng về mặt “loại”, nhưng không phải là ngày
nào chúng ta cũng đang so sánh như thế sao? Khổng Phu Tử khi nghe Tử Lộ
bị muôn ngàn vết thương mà chết, ngài bèn bảo đầu bếp vất bỏ toàn bộ thịt
băm trong bếp (thời kỳ phê Khổng đấu Nho đã từng cho chuyện này là bịa
đặt); trong tác phẩm văn học những năm gần đây, không phải đã có những
sinh linh bé nhỏ được các nhà văn vĩ đại ký thác tinh thần nhân đạo cao cả
sao?
Nói ngoài miệng thì dễ nhưng thực hành thì khó vô cùng. Tôi hận bọn
kỵ mã vì thực ra tôi không có ngựa để cưỡi, do vậy mà Khổng Phu Tử vất thịt
khiến tôi cảm thấy tiếc. Trong số những tác gia nhỏ bé hiện nay liệu có mấy