tôi mới biết là chim gõ kiến sau khi chết thì lưỡi thè ra khỏi miệng giống như
người treo cổ vậy, đầu lưỡi như một cái mũi dùi bằng thịt. Anh ta giết chết
không biết bao nhiêu là chim nhưng rất ít khi ăn, vất lăn lóc ở khắp nơi cho
kiến ăn, tôi đã từng khuyên anh ta là không nên bắn chim nữa nhưng anh ta
không nghe, thế là tôi lẳng lặng tố cáo việc làm của anh ta lên cấp trên, cuối
cùng là bị kiểm điểm một trận ra trò.
Con người là một loại động vật cực kỳ phức tạp. Con người là lương
thiện nhất nhưng cũng tàn bạo nhất; nhu nhược nhất nhưng cũng bá đạo nhất.
Có lẽ rồi sẽ có một ngày, con người sẽ rời bỏ vai trò bá chủ trên địa cầu này,
nhưng chờ đến lúc ấy xương thịt của tôi đã chuyển hóa thành một dạng vật
chất khác; có thể đã biến thành một đóa hoa, cũng có thể biến thành một
đống cứt chó, nhưng tôi vẫn cứ hy vọng là mình sẽ biến thành một con chim,
có thể là một con vịt hoang bơi lội trên dòng sông Rhine cũng được.
Không ngờ là trong thành phố Born cũng có rất nhiều chim sẻ, hình
dáng không khác mấy so với chim sẻ Trung Quốc. Có một tổ chim sẻ nằm
đường hoàng đĩnh đạc trên bảng hiệu của một quán cà phê, rất thấp, chỉ cần
vươn tay là sờ được. Nghe loáng thoáng người ta đọc tên bảng hiệu, tôi mới
biết chữ viết trên đó là Betthoven. Chim sẻ đẻ con, đái ỉa trên đầu Betthoven,
quá hay!
Ở Trung Quốc, chim sẻ đang gặp đại nạn. Chỉ cần một mệnh lệnh thiếu
suy nghĩ là súng nổ lưới giăng, thanh la trống thiếc vang lên dồn dập như
muốn tiêu diệt sự tồn tại của chúng trên quả đất này. Một quốc gia rộng lớn
với hàng tỉ con người đang hợp sức với nhau để đối phó với một trong những
loài chim nhỏ bé nhất trong tổng số các loài chim, hành vi này quả thật vừa
hoang đường vừa vui vẻ và có lẽ là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tồn tại
của loài người. Tôi đã đọc một số tài liệu chép rằng đã từng có một số nhà
khoa học cùng viết chung một kiến nghị gửi đến Mao Trạch Đông về việc
giải cứu cho chim sẻ mới biết rằng việc này không hề là đơn giản. Không có
cái gọi là “diệt trừ bốn nguồn hại” vào những năm năm mươi - trong đó có