ngữ chuyển thành hành động. Chẳng hạn như hôm các sinh viên trường Đại
học Pađu xung đột dữ dội trong những phố hẹp của thành phố với sinh viên
trường Đại học giáo sĩ dòng Tên ở gần đấy.
Ăngtoan biết rõ mọi chi tiết của cuộc tranh cãi nổ ra chung quanh Vêdan
sau khi cuốn Fabrica được xuất bản. Người chiến sĩ tiên phong lớn của
khoa giải phẫu học ấy đã từng giảng ở bục giảng này, chính chiếc bục mà
hiện anh đang đứng giảng – hay nói cho đúng hơn là ông đã đứng ở chỗ cụ
Ghintêriut đang đứng, vì rằng Vêdan luôn luôn tự tay mình hoàn thành các
phẫu thuật – về vấn đề này Ăngtoan cũng nghĩ như người thầy của mình.
Các cuộc công kích gay gắt, hùng hồn đến nỗi nhà giải phẫu học ấy chán
chường vì những phê phán bất công của nhà thờ, trong một hành động nông
nổi vì tức giận, đã đốt cháy phần lớn các tác phẩm của mình trước khi trốn
khỏi Pađu để trở thành thầy thuốc riêng cho Hoàng đế Sáclơ Canh, rồi mới
đây, cho hoàng tử kế vị là Philíp II của Tây Ban Nha.
- Bác sĩ Xécvê!
Ghinteriut ngẩng lên, rời mắt khỏi vết mổ ở cánh tay tử thi.
- Hình như ở chỗ này có cái gì khác thường.
Ăngtoan bước xuống dưới bục giảng, các sinh viên giãn ra nhường chỗ cho
anh xuống gần bàn. Mùi thịt đang thối rất khó chịu, nặng nề chỉ thoang
thoảng ngửi thấy ở chỗ bục giảng bốc đến buồn nôn ở chỗ bàn này, thứ hơi
độc ấy gần như sờ thấy được vì dày đặc quá. Vốn quen với mùi cơ thể thối,
Ăngtoan không cảm thấy gì cả
- Cái tĩnh mạch này đây, - Ghinteriut đưa mũi dao mổ chỉ - nó sẽ đi vào tĩnh
mạch sâu phải không?
Ăngtoan lấy tay gạt khối bắp đã thâm và gần nát sang một bên nhưng sực
nhớ đến ngón tay đang viêm, anh ngừng lại.
- Giáo sư Phalôpiut đã nói đến một dị trạng loại này – anh thừa nhận như
miễn cưỡng vì anh cảm thấy như bất kính mỗi khi anh tìm thấy ở một cơ
thể nào đó một chi tiết mà Vêdan chưa nói đến – Vấn đề là đáng lẽ chảy
vào tĩnh mạch sâu thì nó lại nhập với tĩnh mạch nông.
- Tôi nhớ ra điều đó rồi đấy – Ghinteriut nói và cụ hài lòng cầm lại dao mổ.
Ăngtoan về chỗ mình, cầm lại bút chì vẽ cái tĩnh mạch ở vị trí bất bình