tòa nhà. Tôi có thể yên lòng vì Maria Irene vẫn ở đó. Rõ ràng cô ngủ không
ngon và trong đêm đã bị nhìn thấy ở bên cửa sổ hai hoặc ba lần.
Bên trong Lâu đài Schelderup, một tổ pháp y điều tra tầng hầm đang lúc
sôi nổi nhất; họ đã tìm thấy một cánh cửa ngụy trang rất khéo dẫn vào
đường hầm bí mật đúng như Sandra Schelderup miêu tả. Cái hốc bà ta nhắc
đến cũng đã tìm thấy, và họ đưa cho tôi một danh sách các thứ còn lại, rất
khớp với lời khai của bà ta.
Maria Irene xin lánh trong phòng riêng. Tôi rất căng thẳng xem lần này
cô tiếp đón tôi ra sao, nhưng sớm nhận ra nỗi lo của tôi là vô căn cứ. Ngay
khi cánh cửa đóng lại đằng sau chúng tôi, cô ôm tôi. Cô ngủ kém, nên đã
thức dậy vài lần trong đêm, và rất lo lắng khi sáng sớm phát hiện ra phòng
mẹ cô vắng người.
Sự bình thản của cô gái mười tám gây xúc động sâu sắc. Cô chăm chú
lắng nghe tôi thuật lại các sự kiện gay cấn trong đêm, kể cả việc tôi đánh
nhau với mẹ cô. Thật cảm động khi cô kêu lên: “Anh không bị thương
chứ?” Cô nói thêm rằng tôi không nên nghĩ xấu về mẹ cô, mặc dù bà đã
làm nhiều việc khủng khiếp. Tôi cảm thấy nhẹ hẳn người và sung sướng
cam đoan với cô rằng con cái không phải chịu trách nhiệm về hành động
của cha mẹ.
Tôi nhận thấy mẹ cô tỏ ý muốn nói chuyện với cô càng sớm càng tốt.
Maria Irene hờ hững đáp chắc chắn sẽ có ngày cô đến nhà tù thăm mẹ,
nhưng ngay sau chuyện này không phải là khoảng thời gian thích hợp.
Ngoài ra, cô mong tôi sẽ có đủ lòng tốt tới thăm cô ngay khi cuộc điều tra
chính thức kết thúc.
- Sau chuyện này, em cần có một người nào đó để trò chuyện và dựa vào
hơn bao giờ hết, - cô buồn bã kết luận. - Lần này, ít nhất em có thể hứa với
anh là mẹ em sẽ không làm phiền chúng ta, - cô nói thêm và thoáng cười
lặng lẽ.
Tôi thận trọng ôm cô và rất hài lòng với hoàn cảnh của mình lúc rời khỏi
Lầu đài Schelderup. Tôi tự nhủ sẽ chẳng bao giờ có lý do tốt hơn để kỷ
niệm ngày Quốc khánh Na Uy. Chỉ đến khi đã ở trong xe trên đường về