5.
Thìn – Thì. Chữ Thìn này do sự cận âm của chữ thuồng luồng
tức là con cá sấu, biểu tượng cho con rồng, vì nó to lớn nên mới có từ phái
nghĩa chình ình, ai thấy cũng giật mình, thình lình. Chính vì sự cận âm này
mà có chữ Thìn. Tuy nhiên Chữ Thìn – Thần với âm Thì vẫn còn ghi trong
tự điển với nghĩa và âm như sau: Chi thứ năm trong 12 địa chi - Một tiếng
gộp cả 12 chi – Ngày giờ đều gọi là Thần. Người ta thường hay đọc là Thời
đồng âm với chữ Thì
時 hay Thời cũng để chỉ thời gian (giờ). Như vậy việc
cho rằng ban đầu người Việt gọi chi này là Thì là có cơ sở.
6.
Tỵ – Đà. Chữ Tỵ = Con rắn. Chữ này có tự dạng gần giống chữ Dĩ
已 nghĩa là Đà (đã) và chữ Kĩ 己 nghĩa là mình, ta như: Tri kĩ tri bĩ = Biết ta
biết người, theo tôi chữ này âm xưa của người Việt có thể là Đã, vì
已 và 己
có tự dạng 99% giống nhau thì việc hai âm gần giống nhau là đều dễ hiểu.
Căn cứ cách mà người ta sử dụng tính cận âm để hoán vị các con vật vào vị
trí của 12 chi, ta nghĩ rằng nguyên trước chi này được viết với chữ
已 âm
thuần Việt là Đà. Vì có âm là /đà-đã/ cận âm và đồng âm với chữ [
它 Xà –
Đà] là con rắn, nên mới dùng con rắn cho chi này, chữ Xà này còn có âm
khác là Đà, điều minh chứng cho việc chi Tỵ vốn là chi Đà. Tuy nhiên về
sau người ta dùng chữ Tỵ
巳 thay chữ Đà 已 vì có tự dạng gần giống nhau
và có cũng có nghĩa là con rắn, vì vậy chữ giáp cốt của hai chữ Tỵ và Xà có
nhiều hình ảnh giống nhau.
- Một số chữ Tỵ giáp cốt.