NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 210

99

CẦM ĐŨA

T

ừ thơ bé, chúng ta đã quen với đôi đũa, nhưng không phải khi vào

bữa, cầm đũa thế nào cũng được, nếu không chú ý có thể bị chê cười. Kỵ
nhất là gắp "cặp díp". Một gắp mà gắp liền hai miếng thì đúng là anh chàng
ăn tham.

Khi cần cầm thìa để chan canh, thì không nên cầm cả đôi đũa, bởi làm

thế (cầm cả hai thứ) sẽ phải khua đôi đũa một vòng tròn trên mâm, không
đẹp. Tốt nhất là bỏ đũa xuống đã. Không ai lấy mất đũa đâu mà sợ. Khi ăn
tiệc hay ăn cỗ bị rơi đũa xuống đất, nên gọi lấy đôi đũa khác (chủ nhà chủ
tiệc phải chú ý đến việc này hơn là thực khách).

Gắp thức ăn, chấm vào bát nước chấm, nên hứng bát, đưa ngay vào bát

mình mà không nên rê miếng thức ăn đã chấm lên đĩa trên mâm. Bởi thí dụ
có người không ăn được mắm tôm, nếu rê miếng lòng lợn đã chấm mắm
tôm lên đĩa thì người kia đành rùng mình mà chịu, không ăn được nữa.
Cũng không nên chấm xong đưa ngay lên cái miệng há sẵn, làm như thế là
vội ăn, không đẹp, mà nên đặt vào bát mình, rồi đưa lên miệng sau đó ăn từ
tốn, nhẹ nhàng.

Không nên mút đầu đũa chùn chụt, hoặc cắn vào đầu đũa mà nhằn nhằn,

không nên nói chuyện vừa vung tay đồng thời vung tròn đôi đũa trên mâm,
làm thế có thể bắn thức ăn dính trên đầu đũa sang người khác hoặc đĩa bát
khác, làm người cùng ăn khó chịu.

Nay có thứ đũa dùng một lần, chứ trước đây vào mâm là phải so đũa cho

bằng nhau, chia đều ra mâm cho mọi người.

Cũng không nên dùng đôi đũa mà "mò" vào bát canh để lấy miếng cá,

miếng sườn, mà nên dùng thìa dùng muôi để múc vào bát mình, nói cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.