NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 216

102

QUỆT MỎ

C

ô Tư là con út trong gia đình nên được bà, mẹ và các chị yêu chiều,

nhưng cũng được nhắc nhở dạy bảo luôn. Thuở bé, những lời nhắc nhở ấy
có khi làm cô Tư khó chịu, nhưng lớn lên dần dần mới thấu hiểu và thấm
thía nó cần thiết cho đời sống đến thế nào, mà ngày nay gọi là phép giao
tiếp, hay ứng xử văn hoá.

Chẳng hạn đôi đũa là vật nhỏ bé, thông thường, quen thuộc nhưng có bao

điều đáng nói.

Vào mâm trước khi cất lời mời, phải so đũa. Không được xếp hai chiếc

đũa, chiếc cao chiếc thấp. Phải xếp từng đôi theo mọi hướng, như cái mâm
là mặt trời thì các đôi đũa như những tia mặt trời toả ra xung quanh.

Ngồi ăn, không được mút đũa, gõ đũa, không được chống thẳng đôi đũa

lên bát cơm (chỉ có đám ma mới làm thế) hoặc chống đũa vào lòng bát. Ăn
xong, phải để đũa vào mâm, khe giữa các bát mà không gác đũa lên miệng
bát vì làm thế sẽ vướng tay gắp của người khác. Nếu quanh mâm có ai đánh
rơi đũa xuống đất thì phải lấy cả một đôi đũa mới để thay chứ không dùng
chiếc đũa đã rơi.

Người Hà Nội ăn xong, không bao giờ dùng đũa để "quệt mỏ" tức là

dựng đứng đôi đũa lên quệt hai bên môi mép với cái miệng chúm lại như
mỏ chim. Làm như thế vừa không sạch mà vừa bất nhã, khó coi. Thông
thường, có ông hay bố, ăn xong, phải có người lấy khăn mặt ướt để ông
hoặc bố lau miệng, còn người khác đi rửa tay. Nhà có khách, khách ăn
xong, phải có khăn mặt hay chậu nước rửa mặt rửa tay, tuỳ theo mùa mà là
nước ấm hay mát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.