2
VĂN HÓA VÀ MÊ TÍN
C
huyện xưa kể rằng "khi con người bước qua cuộc sống sang cõi chết,
phải đi đò qua con sông "Lê Thê", bọn quỉ sứ của Diêm Vương bắt mọi linh
hồn ăn "cháo lú" để từ nay vĩnh viễn quên đường về".
Có một người con chí hiếu tên là Mục Kiều Liên thương nhớ mẹ khôn
nguôi, không hiểu ở cõi xa xôi ấy, mẹ mình sướng khổ ra sao, nên một lần
chàng quyết đi tìm mẹ. Nhờ phép thần thông, chàng xuống được âm phủ,
một thuyết khác nói là chàng phải làm phúc cho mọi người bằng cách xây
chùa trăm gian, bắc cầu chín nhịp thì được gặp mẹ. Chàng đã làm và được
gặp mẹ thật. Các vong hồn trong cõi âm ty chỉ được Diêm Vương thả ra
đúng một ngày mỗi năm: Đó là dịp lễ Trung Nguyên, rằm tháng bảy âm
lịch, còn quanh năm bị giam cầm đầy đọa. Ngày hôm ấy, chàng Mục thấy
không biết bao nhiêu linh hồn vất vưởng, lang thang, đói khát, rách rưới.
Nghe theo lời mẹ, chàng trở về dương gian, đúng ngày ấy lên chùa cầu
kinh, cúng cháo lá đa, đốt vàng mã cho các linh hồn kia đỡ tủi. Từ đó, ngày
rằm tháng bảy còn được gọi là ngày "xá tội vong nhân". Và mọi ngôi chùa
đều tổ chức cúng bái, chiêu niệm cho linh hồn siêu sinh tịnh độ, ai có điều
kiện thì tổ chức bữa cúng cháo lá đa công cộng, có đủ thanh bông hoa quả,
cháo hoa đựng trong những chiếc bồ đài bằng lá đa cắm dọc đường quan,
sau đó những người nghèo đói ở trên trần gian tha hồ vào cướp cỗ mà ăn...
Ta không bàn về chuyện cũ có thực hay hư cấu. Không bàn đến chuyện
đổ vàng mã đốt đi có trở thành đồ thật ở cõi ta hay không. Vào ngày rằm
tháng bảy thường có đôi ba hạt mưa, người ta cho rằng mưa thế để dâng
nước trên con sông "Lê Thê", cho thuyền chở mã để đến với mọi linh hồn
trong cõi ấy. (Thực ra, đây là tháng ngâu, rất dễ mưa).