Cho đến nay, vật đổi sao dời, bao thế kỷ đãqua, tục cúng rằm tháng bảy
đã trở thành phong tục, thành một ngày Tết nhỏ, lễ nhỏ mà dân gian các
vùng thường vẫn tổ chức.
Thực ra, dân tộc Việt Nam từ lâu đã có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông
bà cha mẹ khi đãkhuất, coi họ vẫn như đang còn sống ở một thế giới khác.
Đó là lòng tưởng nhớ, sự biết ơn, niềm sùng kính với tiền nhân, đến cội
nguồn. Một phong tục đẹp trong nền văn hoá truyền thống, một nét tâm
linh luôn được thắp lên từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chuyện có hay không có linh hồn, có hay không có một thế giới khác là
của các nhà khoa học. Nhưng thực tế, có một sự suy nghĩ coi trọng đời
sống tinh thần, coi trọng cội nguồn vẫn đang tồn tại trong tâm khảm mọi
người Việt Nam, mà câu chuyện Mục Kiều Liên kia chỉ là cái cớ. Bữa cỗ
cúng cháo lá đa để người đang sống được tha hồ ăn uống, là một nét đẹp.
Nó không còn là sự bố thí thông thường, mà là sự chia sẻ để vợi đi một
phần nhỏ thống khổ cuộc đời. Chả thế mà đại thi hào Nguyễn Du cũng đã
có bài "Văn tế thập loại chúng sinh" thường gọi là “Văn chiêu hồn”, một
áng văn chương bất tử như một bài kinh cầu nguyện cho những ai đã ra đi
khỏi cuộc đời, tan vào hư vô nhưng còn sống mãi trong lòng người còn
sống.
Tết Trung Nguyên cho ngày "Xá tội vong nhân" cũng đẹp như Tết Trung
thu của trẻ em, Tết 10 tháng 10 là ngày cơm mới, hay Đoan ngọ là mùng 5
tháng 5, dù ý nghĩa mỗi ngày có khác nhau. Nhớ người đã khuất, thương
xót kẻ không còn là nét đẹp của văn hoá Việt Nam, một dân tộc trọng tình
người, đề cao nhân nghĩa, thuỷ chung.
Duy chỉ có điều đáng bàn chút ít là nhân ngày Tết ấy, thời gian càng phôi
pha thì càng có kẻ lợi dụng, dùng nó như một chiêu bài cho mê tín dị đoan,
được lồng vào tín ngưỡng. Từ lâu, tín ngưỡng và mê tín thường có ranh
giới không rõ rệt, dễ làm nhiều người ngộ nhận nên rất dễ bị lợi dụng cái
tốt để làm điều không tốt. Trong đó tục đốt vàng mã là một. Chưa ai chứng
minh được rằng có người từ cõi chết trở về. Cũng chưa ai chứng minh được
cái áo bằng giấy đốt đi lại thành áo thật. Đến cửa Phật cũng phải bài trừ tục