NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 8

3

SANG VÀ TRỌC

"G

iàu sang" và "Nghèo hèn" là cụm từ hay từ ghép? Gì cũng được,

bởi giàu mới có thể sang, và nghèo thường đi với hèn. Đó là lẽ thông
thường và cách hiểu thông thường xưa nay. Tuy nhiên trên đời lại có anh
trọc phú, có giàu mà không sang, mà ô trọc, cũng có ông thầy giáo làng, tức
ông đồ, nghèo mà thanh cao, trong sáng một kiểu sang nhiều người bắt
chước cả đời không được. Vậy nên hiểu thế nào về cái từ "sang" đây?

Bà ta, mẹ ta nghèo khó, một đời yếm vá, cơm độn ngô khoai chân lấm

tay bùn, thắt lưng buộc bụng... mà dạy ta biết: “Đói cho sạch rách cho
thơm", biết không sợ kẻ cường hào đè nén, biết "thấy người hoạn nạn thì
thương", biết “miếng ăn là miếng nhục", miếng ăn "quá khẩu thành tàn",
cũng dạy ta biết thương yêu đùm bọc, biết đường hoàng trong trắng, sạch
sẽ, công minh, nghiêm chỉnh... mà nay xã hội thừa nhận là văn hoá, là
người có văn hoá... Vậy thì cái sự nghèo đó là sang hay hèn?.

Xưa thiếu gì kẻ giàu nứt đố đổ vách mà bủn xỉn, cay nghiệt, tham lam,

tàn ác, nhũng nhiễu, dâm loạn... thì cái giàu ấy là sang hay hèn?.

Nay, không thiếu gì kẻ giàu xổi, phất lên nhanh nhờ những thủ đoạn mờ

ám, mặc bộ quần áo đắt tiền nhưng khinh người như rác, ăn nói thô tục (vì
học ít quá), say sưa, loạng choạng, vũ phu với vợ con, cạnh khoé cùng hàng
xóm, kèn cựa với đồng nghiệp... có thể đi nhà hàng một đêm hàng triệu
đồng nhưng bà lão mù đứng cửa xin bố thí một trăm đồng nhỏ, hắn ta
không những không cho mà còn mắng mỏ, đuổi đi một cách tàn nhẫn... cái
sự giàu đó là sang hay là ngược lại?

Ngẫm không có một xã hội nào từ xưa cho đến sau này ở đâu tất cả mọi

người đều sướng như vua, chiêu đãi bữa tiệc suốt một tuần hết 4000 lạng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.