mối quan hệ thầy-trò vẫn luôn duy trì liên lạc suốt hơn hai thập kỷ qua kể từ
khi Kirsch tốt nghiệp.
Giờ thì chàng sinh viên vượt xa thầy rồi, Langdon nghĩ. Đến vài năm ánh
sáng ấy chứ.
Đến hôm nay, Edmond Kirsch đã là một chính khách phi đảng phái nổi
tiếng thế giới - một nhà khoa học máy tính, người theo thuyết vị lai, nhà
sáng chế và doanh nhân tỉ phú. Anh chàng bốn mươi tuổi này là cha đẻ một
loạt công nghệ tiên tiến thể hiện những bước nhảy vọt rất lớn trong vô số
lĩnh vực khác nhau như người máy học, khoa học não bộ, trí thông minh
nhân tạo và công nghệ nano. Những dự đoán chính xác của anh về những
đột phá khoa học trong tương lai đã tạo nên một trường bí mật xung quanh
người đàn ông này.
Langdon ngờ rằng sở trường dự báo kỳ lạ của Edmond bắt nguồn từ kiến
thức quảng bác phi thường của anh về thế giới quanh mình. Theo như
Langdon còn nhớ được, Edmond là người đam mê và sưu tầm sách không
biết đâu mà thỏa mãn - đọc mọi thứ trong tầm mắt. Niềm đam mê của người
đàn ông này dành cho sách, cùng khả năng tiếp thu nội dung sách, vượt xa
bất kỳ điều gì ông từng chứng kiến.
Mấy năm qua, Kirsch sống chủ yếu ở Tây Ban Nha, dành lựa chọn của
mình cho một mối tình với nét quyến rũ cổ kính, kiến trúc tiên phong, những
quầy rượu gin kỳ dị và thời tiết hoàn hảo của đất nước này.
Mỗi năm một lần, khi Kirsch trở lại Cambridge để diễn thuyết tại Phòng
Truyền thông Học viện Công nghệ Massachusetts, Langdon đều ăn một bữa
với cậu ấy tại một trong những trung tâm ăn chơi hợp thời mới tinh ở Boston
mà Langdon chưa bao giờ nghe nói đến. Những cuộc trò chuyện của họ
chẳng bao giờ đề cập đến công nghệ, tất cả những gì Kirsch muốn thảo luận
với Langdon đều là nghệ thuật.
“Thầy là kết nối văn hóa của em, thầy Robert ạ,” Kirsch thường bông đùa.
“Vị cử nhân nghệ thuật độc thân của riêng em!”
Câu châm chọc khôi hài nhằm vào tình trạng hôn nhân của Langdon càng
mang sắc thái mỉa mai vì nó xuất phát từ một anh chàng độc thân vẫn kịch