theo đuổi những ý tường lý thuyết táo bạo. Những bài viết và lá thư của
ông trong giai đoạn này bị gián đoạn bởi nỗi sợ hãi và sự cam chịu: ông
cảm thấy mình đã dành trọn cuộc đời cho một "suy nghĩ kỳ quặc", nó giống
như thú nhận "tội giết người": "Ồ, bạn là người theo chủ nghĩa Duy vật
biện chứng", ông thường tự chỉ trích mình một cách hài hước. Cho đến
trước những năm 1850, các bài nghiên cứu của ông được viết thành một
cuốn sách dày, không có sự kết thúc, Sự lựa chọn của tự nhiên, thu thập
những dẫn chứng về quá trình này một cách cẩn thận song rất khó khăn.
Khả năng để cuốn sách có thể ra mắt công chúng là xa vời. Nhưng cuối
cùng, ông cũng viết ra tất cả những suy nghĩ thật của mình; sự im lặng
trong ông đã bị phá vỡ bởi yếu tổ bên ngoài.
Alffred Russell Wallace, một nhà tự nhiên học cũng là một người theo chủ
nghĩa xã hội trẻ tuổi nghiên cứu và tìm hiểu về quần đảo Malay, đã trao đổi
ý tưởng với Darwin, và gửi cho ông một vài mẫu vật thí nghiệm. Ông
Wallace cũng đưa ra các quan điểm của ông về lý thuyết của cơ chế tiến
hóa. Sự kiện này mà qua đó Darwin tìm thấy những điểm tưởng đồng trong
lý thuyết của mình đã làm Darwin cảm thấy hết sức sung sướng và khuyến
khích Wallace tiếp tục phát triển lý thuyết đó. Vào ngày 18 tháng 6 năm
1858, một bức thư dài 20 trang được Wallace gửi đến cho Darwin. Trong
bức thư chứa đựng một bản đề cương sơ lược về lý thuyết của sự lựa chọn
tự nhiên. Không thể cư xử như một kẻ thiếu văn hóa, Darwin đồng ý giúp
công trình nghiên cứu của Wallace có được sự quan tâm rộng rãi của công
luận trong khi ông phải đối mặt với sự thực phũ phàng là sự chậm chạp đo
để chỉnh sửa tài liệu đã khiến ông trở thành người đến sau. Sau khi tham
khảo ý kiến với Charles Lyell và nhà thực vật học Joseph Hooker, một thỏa
ước đã đạt được: bức thư của Wallace và những đoạn trích có liên quan từ
công trình nghiên cứu của Darwin sẽ được đọc cùng một lúc trong buổi họp
tại Hiệp hội Linnean ở London vào ngày 1 tháng 7 năm 1858. Sự vắng mặt
của Darwin trong buổi hôm đó là do ông được báo tin về cái chết của cậu
con trai bé bỏng, Charles, do bệnh ban đỏ. Do đó, tại thòi điểm tồi tệ ấy, rõ
ràng là ông cần xuất bản tác phẩm của mình một cách nhanh chóng. Trong