truyền được Darwin quan tâm như thế nào, và tầm quan trọng của chúng
được thể hiện ở chương năm cuốn sách này.
Trong công trình nghiên cứu Triết lý về động vật học (1809), Lamarck lần
đầu tiên nêu ra lý thuyết của ông về sự kế thừa những tính cách thu được.
Thông qua sử dụng và thói quen, những cá thể có thể, theo như lý thuyết
này, không chỉ thay đổi thể trạng của chúng nhằm thích nghi với môi
trường mới mà còn di truyền các đặc tính đó cho con cháu chúng. Những
đặc điểm hình thoi dài thường là những cái được lấy làm ví dụ minh họa
chủ nghĩa Lamarck; có lẽ bởi vì hiệu ứng thị giác trực tiếp của chúng: cổ
của con hươu cao cổ, chân của con chim cao cẳng. Lamarck do đó tin rằng
trong một cơ chế tiến hóa từ từ, giống như sự lựa chọn tự nhiên, làm giảm
đi tính cố định của các loài; nhưng tác phẩm của ông cũng không loại trừ
khả năng tồn tại thế hệ tự phát của những kiểu mới, và được dựa trên mô
hình kỹ thuật của lòng khát vọng và sự cải thiện mà người ta cho rằng là
mang tính trừu tượng như là bản thân chủ nghĩa loài, vẫn có người tin là
"quan điểm của Lamarck về quá trình tiến hóa vẫn còn nổi tiếng"[2]
Những dòng hồi ký mà Darwin viết vào những năm 1840 cho thấy ông ít có
thời gian để nghiên cứu các khía cạnh vấn đề trong tác phẩm của Lamarck,
và trong chương "Những quy luật của sự thay đổi" của cuốn sách Nguồn
gốc của muôn loài, chúng ta sẽ thấy ông đưa một loạt các phương pháp
thay thế lý giải cho "điều kiện nhân tạo" của các con vật mới được sinh ra:
sự phụ thuộc của hệ thống sinh đẻ vào những đổi thay trong điều kiện sống;
hay là nguyên tắc của sự tương quan tăng trường nhờ đó mà những biến đổi
nhỏ nhất định sẽ dẫn đến những thay đổi khác của cấu trúc. Mặt khác, quay
trở lại với những người nuôi chim bồ câu của ông, thực tế củạ nhân giống
tại gia đã khiến Darwin "hoàn toàn tin" rằng "việc một vài con vật nuôi
trong nhà sử dụng các bộ phận nhất định của chủng ta làm cho những bộ
phận cơ thể đó phát triển và to ra, và ngược lại việc không sử dụng sẽ làm
suy yếu chúng; và những thay đổi như vậy sẽ được truyền sang đời sau".
Thật là thú vị khi chúng ta thấy Darwin, trong suốt cả chương đó, liên tục