kích cỡ của chúng bé hơn, và tôi hoàn toàn tin tưởng, mặc dù không dám
khẳng định những con kiến có kích cỡ trung bình thì cũng có đôi mắt to
trung bình. Ở đây chúng ta có hai cơ thể của những con kiến vô sinh trong
cùng một tổ, khác nhau không chỉ về kích cỡ mà còn trong cơ quan thị giác,
nhưng lại được liên kết bởi vài thành viên trung gian. Tôi xin nói thêm rằng
nếu những con kiến thợ nhỏ hơn là có ích nhất đối với cộng đồng, và những
con đực và con cái đã được lựa chọn liên tục, mà ngày càng cho ra nhiều
con kiến thợ bé hơn, cho đến khi tất cả các con kiến thợ trở nên tình trạng
hiện nay, thì chúng ta sẽ có một loài kiến vô sinh gần giống như những con
của Myrmica. Vì những con kiến thợ của Myrmica thậm chí ;òn không có
ocelli thô sơ, mặc dù những con đực và con cái của chi này có ocelli phát
triển đầy đủ.
Tôi có thể đưa ra một trường hợp nữa: tôi tự tin nói rằng tôi đã tìm thấy
những bước chuyển hóa trong các bộ phận quan trọng của cấu trúc giữa
những đẳng cấp của các con vô sinh trong cùng một loài, và tôi đã được
ông F. Smith cung cấp nhiều mẫu từ cùng một tổ của con kiến dẫn đường
(Anomma) khu vực Tây Phi. Bạn đọc có lẽ sẽ đánh giá cao khối lượng khác
biệt trong các con kiến thợ này, bằng cách không đưa ra những đo đạc thực
tế của tôi, mà bằng ví dụ minh họa cụ thể: sự khác biệt là giống như những
gì chúng ta thấy một tập hợp những người thợ đang xây một ngôi nhà trong
đó có nhiều người thợ lm60, và nhiều người cao tầm lm80; nhưng chúng ta
phải giả định những người công nhân to lớn có đầu to gấp bốn thay vì ba
lần so với đầu của những công nhân bé, và quai hàm to gấp 5 lần. Hom nữa
phần hàm của các con kiến thợ mà kích thước khác nhau thì khác biệt to
lớn trong kiểu dáng, và trong hình dạng và số lượng của răng. Nhưng thực
tế quan trọng đối với chúng ta là mặc dù những con kiến thợ có thể được
chia vào các đẳng cấp của các kích cỡ khác nhau, nhưng chúng chuyển hóa
lẫn nhau một cách không cảm nhận được, như là cấu trúc khác nhau lớn
trong hàm của chúng.