đại cổ xưa hơn tầng địa chất của Xilua, giả thiết rằng các tầng trầm tích đã
được tích tụ ở đó; vì nó có thể xảy ra việc những tầng địa chất bị chìm
xuống vài dặm gần trung tâm trái đất và chịu áp lực của một khối nước
khổng lồ, đã có thể trải qua những hoạt động biến đổi địa chất nhiều hơn so
với những địa tầng nằm gần vỏ quả đất. Tôi luôn luôn cảm thấy cần có sự
giải thích đặc biệt cho những lớp đất đá đã được nung nóng dưới áp suất
lớn ở một số vùng rộng lớn trên thế giới, ví như Nam Mỹ, và chúng ta có
thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ tìm ra những tầng địa chất đã bị xói mòn
trước kỷ Xilua. Những khó khăn về nhiều mặt mà chúng ta vừa thảo luận,
như việc không tìm thấy mối liên hệ trung gian giữa những giống hiện nay
và giống xưa kia, sự xuất hiện đột ngột của toàn bộ một giống nào đó trong
các tầng địa chất ở châu âu, hay sự biến mất gần như hoàn toàn của các hóa
thạch dưới tầng địa chất Xilua hiện nay. Chứng cớ là các nhà cổ sinh vật
học như Cuvier, Agassiz, Owen, Barrande, Falconer, và E. Forbes và các
nhà địa chất học như Lyell, Murchison, Sedgwick, đều đã nhất trí ủng hộ và
đôi khi nhiệt thành với nguyên lí chủng loại bất biến, về phía bản thân, theo
như ẩn dụ của Lyell, tôi coi những thư đồ địa chất như một pho lịch sử trái
đất không đầy đủ, được viết bằng một thứ tiếng luôn thay đổi, mà chúng ta
chỉ sở hữu cuốn sách sau cùng, liên quan tới chỉ vài ba nước. Trong cuốn
sách ấy, thi thoảng mới có một vài chương được bảo quản, và trong những
trang sách của những chương đó chỉ có một số trang là còn có thể hiểu
được. Mồi một chữ cái của thứ tiếng ấy, một thứ tiếng thay đổi dần dần,
chất liệu mà lịch sử được ghi chép lại bàng, có thể thay đổi đôi chút qua các
chương do sự đứt quãng giữa các chương với nhau, có thê tượng trưng cho
những hình thái đã thay đổi đột ngột, bị chôn vùi trong những tầng địa chất
liên tiếp và phân tán của chúng ta. Giả thuyết này đã làm giảm nhiều, nếu
không muốn nói là làm mất hẳn, những khó khăn mà chúng ta đã thảo luận
trong chương.