nguồn gốc, động cơ và đặc tính tác động của phép phù thuỷ; khái niệm
quyền năng tối thượng của tư duy, biểu hiện của nó ở người bệnh tâm thần
cưỡng chế, ở sáng tạo nghệ thuật...
Chương bốn là chương cuối (Sự hồi qui ấu trĩ của Tomtem giáo).
Freud đi sâu phân tích toàn bộ các luận đề về đặc tính của totem giáo với tư
cách một thiết chế tôn giáo và thiết chế xã hội: nguyên nhân hình thành
totem giáo với tư cách hình thức tôn giáo đầu tiên của loài người - nguyên
nhân danh xưng học, nguyên nhân xã hội học và nguyên nhân tâm lí học;
các loại hình totem giáo trong thế giới nguyên thuỷ; nguồn gốc của hôn
nhân ngoại tộc và liên quan của nó với totem giáo.
3. VỀ SỰ HÌNH THÀNH TÁC PHẨM
Trong cuốn tiểu sử Freud, Ernest Jones đã trình bày quá trình hình
thành bốn chương của tác phẩm. Căn cứ đầu tiên tìm thấy trong bức thư
Freud gửi Ferenczi: Vào giao thừa năm 1909, ý tưởng tôn giáo mang ý
nghĩa gì đã đến với ông: "Lý do cuối cùng của tôn giáo chính là sự bất lực
ngây thơ của con người”. Vào tháng Tám năm 1911, ông khuyên Jones
"hãy quan tâm đến tâm lý học về tín ngưỡng và về các mối kết hợp tôn
giáo. Tôi biết rằng, trong việc này tôi đang đi theo một con đường khúc
khuỷu, nhưng nó chính là cái qui trình của những kết hợp vô thức". Và ông
viết cho Ferenczi: "Tôi dành hoàn toàn cho Vật tổ và cấm kị".
Một trong các động lực cơ bản thúc đẩy sự ra đời của Vật tổ và cấm
kị là sự xung đột trên phương diện lí thuyết tôn giáo. Theo các nhà khoa
hoc, nhà nghệ thuật và nhà văn thì tôn giáo, trước hết là Thiên chúa giáo
cũng như các thuyết thần bí, đã khởi đầu bằng việc giành tín đồ. Thuyết
hoài nghi tư sản đã mất đất dụng võ, và tinh thần sẵn sàng tiếp nhận trỏ lại
các hình thức tín ngưỡng cũ đã được mở rộng. Chẳng hạn như vào năm
1911 xuất hiện màn trình diễn cổ vở Ai chả vậy (Jedermann) của
Hofmannsthal, và phục hưng phong cách barock, cũng có nghĩa là sự phục
hưng của thế giới có tính cấp tiến thiên chuá giáo cách tân. Vào năm 1914
nhà phê bình văn học Herrmann Bahr đầy uy tín đã qui y Thiên chuá giáo.