NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 8

tâm thần cá nhân để giải thích được các hiện tượng xã hội quan trọng như
vấn đề truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo và văn hoá của các dân
tộc. Mặt khác, sự ra đời của các tác phẩm phân tâm học về xã hội cũng là
sản phẩm bởi tác động của các bối cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Các
nguồn tư liệu gần đây cho thấy Freud, Adler cũng như nhiều nhà phân tâm
học hàng đầu khác cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 đã có những quan hệ chặt
chẽ với phong trào công nhân châu Âu dưới sự lãnh đạo của những người
xã hội dân chủ theo tư tưởng Mác-xít. Thậm chí bản thân một số nhà phân
tâm học đồng thời là lãnh tụ của các đảng phái xã hội dân chủ, như A.
Adler, H. Heller, C. Furtmueller, D.-E. Openheim. Bản thân Freud cũng
như nhiều nhà phân tâm học khác tỏ ra tán thành quan điểm tâm lí hoc duy
vật Mác-xít.

Vật tổ và cấm kị (Totem und Tabu) là tác phẩm quan trọng nhất của

Freud nói riêng và của phân tâm học nói chung về nguồn gốc của văn hoá
và tín ngưỡng. Ngay tác phẩm cuối cùng Moise và tôn giáo nhất thần
(1939) cũng như Tâm lý học đại chúng và phân tích cái tôi (1921) đều xây
dựng trên cơ sở Vật tổ và cấm kị. Phải chăng đó là sự ngoan cố của Freud,
cái đã cho phép ông bám chắc các luận đề của mình, hay phải chăng những
lý thuyết ông phát minh trong đó chính là những viên đá tảng quan yếu cho
văn hoá luận phân tâm học? Tác phẩm này được chính Freud xem là "thử
nghiệm đầu tiên (...) trong vận dụng các quan niệm và kết quả nghiên cứu
của phân tâm học vào các vấn đề chưa sáng tỏ của tâm lí hoc dân tộc", và
đối với độc giả thì nó "đáp ứng mối quan tâm của một phạm vi rộng lớn
hơn của những người có văn hóa, nhưng thực ra chúng chỉ có thể được hiểu
và phân định bởi một số ít ỏi nhất mà với họ phân tâm học không còn xa lạ
nữa. Nó ra đời trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lâm sàng và điều trị
bệnh nhân tâm thần của chính Freud, các công trình khảo cứu nhân chủng
học và văn hóa học của nhiều học giả, đặc biệt là Frazer, và ít nhiều chịu
kích thích trực tiếp từ tác phẩm Những biến hoá và biểu tượng của dục tính
của nhà phân tâm học trẻ C-G. Jung, môn đệ của ông. Nhưng tác phẩm của
Freud có sức khái quát hoá hơn hẳn và mang tính duy vật cao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.