NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 6

LỜI DẪN

NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO

QUAN ĐIỂM PHÂN TÂM HỌC

VỀ NGUỒN GỐC VĂN HOÁ VÀ TÔN GIÁO CỦA SIGMUND

FREUD

DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

Lương Văn Kế

1. VỊ TRÍ CỦA TÁC PHẨM VÀ CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ LẠI TÁC
PHẨM

Văn hoá và tôn giáo là những vấn đề vô cùng phức tạp và rông lớn,

tác động sâu xa tới toàn bộ đời sống xã hội, tới ý thức, lối sống và nhân
cách cá nhân của mọi thành viên. Do vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu có
tính chất bao trùm lên toàn bộ các khoa học xã hội và nhân văn. Học thuyết
Marx với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã có
cống hiến to lớn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm
đó. Tính đúng đắn của học thuyết Marx, đặc biệt là các công trình của F.
Engels, là chỉ ra một cách khoa học và thuyết phục những cơ sở lao động-
kinh tế của việc hình thành ý thức xã hội, lâu đài văn hoá, tín ngưỡng, các
phong tục tập quán và mối tương quan giữa ý thức xã hội với nhân cách cá
nhân. Chủ nghĩa Marx nhìn nhận các hiện tương xã hội đó như là kết quả
của hành động có ý thức của con người. Tuy nhiên, hành động của con
người, đặc biệt là hành vi của các cá nhân, không phải chỉ được điều khiển
bởi ý thức, mà có khi nó còn bị thúc đẩy bởi các động lực vô thức nằm sâu
trong tận đáy tâm thức của con người, cái đôi khi được đồng nhất với bản
năng.

Với tư cách một học thuyết duy vật biện chứng và lịch sử được xây

dựng trên cơ sở các thành tựu mới nhất của các khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và nhân văn đương thời, nó thừa nhận tiến hoá luận của Darwin,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.