kinh lặp đi lặp lại mãi trong các cơn bệnh và ghi nhớ trong sự hỗn độn
những nếm trải chứa đựng trong huyễn tưởng, có điều trong lần giải cơn
sau cùng, chúng sẽ quay trở về với các sự kiện thực tiễn hoặc là được xây
dựng nên từ các sự kiện đó. Người ta lẽ ra đã rất khó hiểu được ý thức tội
lỗi của người bệnh tâm thần, nếu như người ta muốn đưa nó về các hành vi
phạm tội. Một người bệnh tâm thần cưỡng bức có thể bị đè nén bởi ý thức
tội lỗi mà nó vốn thuộc về kẻ diệt chủng; lúc này anh ta sẽ tự ám thị chống
lại những người xung quanh với tính cách một chiến hữu cẩn trọng nhất và
chu đáo nhất và dường như đã làm như thế từ khi còn bé. Thế nhưng cảm
giác tội lỗi của ông ta được giải thích; nó bắt rễ từ những mong ước chết
người mạnh mẽ và thường xuyên, những mong ước rung lên một cách vô
thức đối với ông ta chống lại những người xung quanh. Điều đó được lí giải
chừng nào những tư duy vô thức và những vụ việc vô tình được quan sát.
Quyền năng tối thượng của tư duy đã được chứng tỏ như thế, việc quá đề
cao các quá trình tinh thần chống lại hiện thực dường như là tác động vô
giới hạn trong đời sống cảm xúc của người bệnh tâm thần và trong mọi hậu
quả bắt nguồn từ đó. Nếu người ta lấy lời khai của ông ta theo cách điều trị
phân tâm học thực hiện các hiện tượng vô thức ở ông ta một cách có ý thức,
thì ông ta sẽ không thể tin được rằng tư duy là tự do, và sẽ hoảng hốt mỗi
khi nói ra những ước nguyện xấu của mình, dường như là vì chuyện nói ra
đó mà nhất định trở thành hiện thực. Nhưng bằng những ứng xử cũng như
bằng sự mê tín mà ông ta theo đuổi trong cuộc sống, ông ta đã cho chúng ta
thấy ông ta đứng gần với dã thú biết chừng nào, kẻ những tưởng thay đổi
thế giới bên ngoài chỉ bằng những tư suy bột phát của mình.
Những hành vi cưỡng bức nổi bật của người bệnh tâm thần thực sự
hoàn toàn do bản chất phù thủy. Chúng không phải là ảo thuật, mà là phản
ảo thuật nhằm tự vệ những hậu quả xấu mà chứng loạn tâm thần bắt đầu
phát sinh. Hễ mà tôi tìm cách thâm nhập điều bí ẩn này, thì nó lại tỏ ra rằng
hậu quả xấu đó đã biến cái chết thành nội dung. Theo Schopenhauer thì vấn
đề cái chết luôn đứng ở cửa ngõ của mọi triết thuyết; chúng ta đã từng nghe
nói rằng ngay cả việc tạo dựng những tưởng tượng về linh hồn và niềm tin