Jung đã khái quát hoá điển dạng của trí thức tồn tại trong quá trình
tìm hiểu bức tranh thế giới - như ngày nay người ta có thể nói: toàn diện và
có tính vũ trụ - về tôn giáo. K. R. Eissler viết về vấn đề này như sau:
"Trong mỗi con người đều tiềm ẩn, dù anh ta biết hay không mặc lòng, một
ước mơ đến một tôn giáo đẹp lòng mãn ý, và nó cho phép họ thoả điều
nguyện ước của mỗi người, trừ có một người - đó là nhà khoa học. Anh ta
phải học lấy cách hiểu nó cũng như nguồn gốc, chức năng và mục đích của
nó; nhưng anh ta không được phép bắt nó thoả mãn mục đích riêng của
mình, vì nó không đời nào thoả hiệp với tính lạnh lùng và vô cảm vốn là
điều kiện cho mục đích khoa học."
Eissler cũng đã chỉ ra rằng, Jung chắc muốn tạo ra một tôn giáo mới
lý tưởng, và Eissler đề cập đến bức thư Jung gửi Freud ngày 11. 2. 1910.”
Những điều dẫn ra ở trên có thể làm sáng tỏ tinh thần của thời đại
vốn hình thành dưới tác động của Vật tổ và cấm kị — Đây liên quan tới
những quan điểm khác biệt và không thoả hiệp lẫn nhau về vấn đề tôn giáo
là gì, về phân tâm học, các lý thuyết về hình thức tổ chức của nó cũng như
về quan hệ giữa hai ông.
4. NHỮNG CÁCH ĐÁNH GIÁ KHÁC NHAU VỀ TÁC PHẨM
Kể từ khi ra đời năm 1913, tác phẩm Vật tổ và cấm kị của S, Freud
đã được nhìn nhận rất khác nhau tuỳ theo quan điểm nhận thức của người
phê bình và của thời đại. Thời điểm ra đời 1912 – 1913 trước Chiến tranh
thế giới thứ nhất chính là lúc chủ nghĩa tư bản – thực dân cùng với văn hóa
Châu Âu đang đứng ở tuyệt đỉnh của quyền lực. Thành tựu của nền văn hóa
châu Âu được số đông thừa nhận bằng học thuyết tiến hoá của Darwin. Cho
nên phát ngôn của Freud khi đó khó lòng khơi lên một sự phản đối nào, vả
chăng nếu có thì nó cũng chỉ đến từ giới tăng lữ. Quan điểm thực dân cho
rằng châu Âu hẳn là cái nơi văn hoá phát triển cao nhất, do vậy mà nó tự
cho có quyền cai trị mọi dân tộc khác. Những nhận định của Freud về
"những kẻ ăn thịt người ăn lông ở lỗ", về "những loài dã thú lạc hậu, đói
rách đến cùng cực", tức là về những con người "khiến chúng ta tin rằng họ