NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO - VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ - Trang 131

phát triển sau này và một bước chuyển tiếp (Ubergangsstufe) giữa tình cảnh
của người nguyên thuỷ và thời đại những anh hùng và thượng đế."

Mục đích của các chương buộc chúng tôi phải đi sâu hơn nữa vào

các đặc tính của Totem giáo. Bởi những lí do sẽ trình bày sau, tôi muốn
nhấn mạnh ở đây một diễn giải của S. Reinach là người vào năm 1900 đã
phác thảo mã Totem giáo thành 12 mục, đồng thời đó cũng là kinh bổn của
tôn giáo vật tổ luận:

1. Những con vật nào đó không được giết chết và ăn thịt, nhưng con

người chia lẻ chúng ra và chăm sóc chúng.

2. Con vật ngẫu nhiên bị chết được để tang và cũng được phụng

táng như một thành viên của bộ tộc.

3. Việc ăn kiêng có khi chỉ dành cho một bộ phận nào đó của con

vật.

4. Nếu người ta do hoàn cảnh bó buộc phải giết thịt con vật thường

ngày gắn bó với mình, thì người ta xin nó tha lỗi và tìm cách giảm nhẹ mức
vi phạm cấm kị giết vật tổ bằng các khái niệm nghệ thuật (Kunstbegriff) và
uyển ngữ (Ausflucht) phong phú.

5. Khi con vật bị hiến tế, nó được than khóc tưng bừng.

6. Trong một số dịp liên hoan, lễ hội tôn giáo, người ta căng da các

con thú nào đó ra. Nơi nào còn Totem giáo, thì con vật đó là vật tổ.

7. Bộ tộc và người được đặt kèm theo tên con vật, tức là các vật tổ.

8. Nhiều bộ tộc dùng các bức vẽ thú vật như là huy hiệu và trang

điểm lên vũ khí của họ; đàn ông thi vẽ hình con vật lên thân thể hoặc là tự
xăm hình vẽ đó lên mình.

9. Nếu vật tổ thuộc về những giống vật ghê sợ và nguy hiểm, thì lại

cho rằng nó tha cho các thành viên của bộ tộc mang tên nó.

10. Con vật tổ được bảo vệ và cảnh báo cho mọi thành viên của bộ

tộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.