Những qui ước cấm kị không đếm xuể mà phụ nữ ở người hoang dã
tuân thủ trong thời kì kinh nguyệt được giải thích bằng nỗi sợ máu mê tín
và đúng là bên trong họ có một lí do thực tế. Thế nhưng sẽ là phi lí khi bỏ
qua khả năng nỗi sợ máu đó ở đây phục vụ cho các mục đích thẩm mĩ và vệ
sinh mà trong mọi trường hợp đều phải được tô điểm bằng những lí do phù
thủy.
Chúng ta tự dối mình không phải về việc bằng một cách giải thích
như vậy mà chúng ta loại trừ mình ra khỏi lời buộc tội rằng chúng ta ngày
nay lại đòi hỏi sự tinh tế của các hoạt động tinh thần ở những người mọi rợ,
cái đã vượt quá xa khả năng cho phép. Riêng tôi nghĩ, chúng ta có thể cảm
thấy dễ dàng với tâm lí học của các dân tộc đó giống như với cuộc sống
tinh thần của đứa trẻ mà người lớn chúng ta không hiểu được nữa và nội
dung phong phú cùng với tính tinh tế của cảm xúc chúng ta đã đánh giá quá
thấp.
Tôi vẫn còn muốn suy nghĩ về một nhóm các qui định cấm kị mà
cho đến nay vần còn chưa sáng tỏ, bởi vì chúng chấp nhận một lời giải
thích mà nhà phân tâm học tin cậy. Ở nhiều dân tộc bán khai có nhiều dạng
cấm tàng trữ ở nhà các vũ khí sắc bén và các công cụ thái cắt. Frazer trích
dẫn một thói mê tín Đức rằng người ta không được để một con dao nằm
dựng ngược lên sau khi cắt. Chúa và thiên thần có thể bị thương vì nó. Phải
chăng người ta không hiểu biết gì về cấm kị các "hành động hỗn độn"
(Symptomhandlung) nào đó mà vũ khí lợi hại biết đâu có thể lại được dùng
do những xúc động vô thức xấu xa?
Created by AM Word2CHM