Người ta phân biệt ít nhất ba loại totem:
1. Totem bộ tộc (Stammstotem) mà cả bộ tộc lệ thuộc vào và được
thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ tiếp sau;
2. Totem giới tính thuộc về mọi người đàn ông hay đàn bà của một
bộ tộc trừ giới tính khác;
3. Totem cá nhân thuộc về riêng một người và không chuyển sang
cho người khác được. Hai loại vật tổ sau không ảnh hưởng gì đến vật tổ của
cả bộ tộc. Nếu không nhầm, thì nó hình thành muộn và không có mấy ý
nghĩa đối với hệ thống vật tổ.
Totem bộ tộc (Clantotem) là đối tượng suy tôn của một nhóm đàn
ông và đàn bà kể theo Totem, giữ gìn cho hậu thế của một tổ tiên chung và
liên hệ chặt chẽ đối lập với nhau bằng những nghĩa vụ chung cũng như hoà
đồng với nhau bởi tín ngưỡng đối với Totem.
Totem giáo vừa là một hệ thống tôn giáo, vừa là hệ thống xã hội.
Trên phương diện tôn giáo thì nó tồn tại trong các quan hệ tôn kính và hoà
hợp qua lại giữa một con người với vật tổ của anh ta, trên phương diện xã
hội thì nó đứng trong các nghĩa vụ đối lập của các thành viên trong bộ tộc
cũng như chống lại các bộ tộc khác. Trong giai đoạn phát triển về sau của
Totem giáo, hai phương diện trên tỏ ra đi tách khỏi nhau; hệ thống xã hội
thường vượt trội lên hệ thống tôn giáo, và ngược lại, các bộ phận còn lại
của Totem giáo vẫn còn lưu lại trong tôn giáo của những nước trong đó hệ
thống xã hội biến tăm vào trong totem giáo. Câu hỏi hai phương diện trên
của totem giáo vốn tương liên với nhau ra sao, chúng ta không thể nào nói
một cách chắc chắn bởi không hiểu biết gì về các cội nguồn của nó. Thế
nhưng trên tổng thể lại hoàn toàn có khả năng là hai mặt đó của totem giáo
thoạt kì thuỷ không tách biệt nhau. Nói một cách khác chúng ta càng truy
ngược về quá khứ, thì càng chứng tỏ rằng thành viên của bộ tộc thuộc về
cùng một loại với vật tổ và hành vi chống đối lại Totem không phân biệt
với hành vi chống lại người cùng bộ tộc.