Frazer mà tôi sẽ dẫn lại nguyên si ở đây, bởi vì chúng trùng hợp cơ bản với
những luận điểm của tôi đưa ra trong chương về cấm kị.
"Thật không dễ dàng gì nhìn rõ được tại sao cái bản năng có gốc rẽ
sâu xa của con người lại cần được tăng cường bằng một luật lệ. Không hề
có một điều luật nào ra lệnh cho con người phải ăn uống, hay là cấm chỉ
con người đưa tay vào lửa. Con người ăn uống và rụt tay lại khỏi lửa bỏng
theo bản năng trước nỗi sợ những trừng phạt tự nhiên chứ không phải luật
lệ, những trừng phạt mà họ chắc sẽ đúc rút ra được từ sự đau đớn của
những bản năng. Luật lệ chỉ cấm đối với con người ở những cái có thể đưa
họ đến sự kìm nén các bản năng. Những cái mà tự nhiên cấm đoán và trừng
phạt thì đều không cần đến luật lệ cấm đoán và trừng phạt. Chúng ta có thể
cho rằng, những tội lỗi mà luật lệ nghiêm cấm, cái gọi là sự phá hoại
(Verbrechen), thường dễ bị người ta vi phạm nhất xuất phát từ những tình
cảm tự nhiên (naturliche Neigung). Một khi không có những tình cảm tự
nhiên như thế, thì sẽ không hề có một sự vi phạm nào, và một khi không
còn các vi phạm nữa, thì người ta còn cấm đoán chúng làm gì? Thế là thay
cho việc kết luận trên cơ sở cấm đoán mang tính luật pháp đối với loạn
luân, rằng có một phản cảm tự nhiên chống lại loạn luân, thì chúng ta lại rút
ra một kết luận rằng có một bản năng tự nhiên hướng đến loạn luân, và
rằng một khi điều luật đè nén cái bản năng ấy cũng như các bản năng tự
nhiên khác, điều đó có căn nguyên trong nhận thức của con người văn
minh, rằng sự thoả mãn những bản năng tự nhiên sẽ gây tổn thương cho xã
hội".
Tôi có thể bổ xung thêm vào luận điểm quí giá trên của Frazer rằng
những kinh nghiệm của phân tâm học không thể nào làm có được sự thừa
nhận cuối cùng cái phản cảm bẩm sinh chống lại tính giao loạn luân.
Ngược lại, chúng đã dạy rằng, các rung cảm tình dục đầu tiên của một thiếu
nữ trẻ luôn luôn có bản chất loạn luân và những xúc cảm bị dồn nén như
thế với tính cách những xung lực bản năng ở người bệnh tâm thần sau này
luôn luôn đóng một vai trò không lớn.