Chúng ta ở đây không cần thiết phải kiểm chứng xem những quan
hệ thật sự có xác nhận quan điểm của McLennan hay không. Điều quan
trọng hơn nhiều đối với chúng ta là luận cứ, trong mọi tiền đề của tác giả
vẫn chưa làm sáng tỏ được, tại sao các thành viên nam của thị tộc vẫn
không dám tiếp cận số phụ nữ ít ỏi cùng dòng máu, và cung cách mà vấn đề
loạn luân vẫn tồn tại sờ sờ ra đó. Trái ngược với cách nhìn trên và hoàn
toàn có lí khi các nhà nghiên cứu khác xem kết hôn ngoại tộc là một thiết
chế đề phòng loạn luân.
Nếu người ta nhìn bao quát tính phức tạp dần lên của những hạn chế
kết hôn ở người Australia, thì người ta không thể nhận định khác với cách
nhìn của Morgan, Frazer, Howitt, Baldwin, Spencer rằng, các thiết chế ấy
chứa đựng một mục đích được dự kiến trước ("deliberate design" theo
Frazer) và chúng phải đạt được điều mà chúng đã thực sự gây dựng. "In no
other way does it seem possible to explain in all its details a system at unce
so complex and so regular".
Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng, các hạn chế đầu tiên được tạo ra bằng
sự thực hiện lớp kết hôn trước hết đụng đến tự do tình dục của thế hệ trẻ,
tức là sự loạn luân giữa anh chị em với nhau và giữa con trai và người mẹ,
trong khi sự loạn luân giữa người cha và con gái chỉ bị loại trừ bằng các qui
chuẩn muộn sau này.
Nhưng việc dẫn lại những hạn chế tình dục của kết hôn ngoại tộc
không có tác dụng gì để hiểu được động cơ đã dựng lên toàn bộ các thiết
chế đó. Do đâu mà có cấm kị loạn luân trong giải thuyết cuối cùng, cái
buộc phải được nhận thức như cội nguồn của kết hôn ngoại tộc? Hiển nhiên
là không đủ tư cách qui sự cấm loạn luân về sự khước từ tính giáo bản năng
giữa những người thân cùng dòng máu, nghĩa là về thực chất của sự cấm
loạn luân, kinh nghiệm xã hội chỉ ra rằng, ngay cả trong xã hội chúng ta
ngày nay, loạn luân vẫn là một hiện tượng không ít xảy ra, bất chấp nó là
bản năng. Và một khi kinh nghiệm lịch sử chỉ ra các trường hợp trong đó
tính giao loạn luân được nêu lên thành qui định.