b) và c) Nguồn gốc của kết hôn ngoại tộc và quan hệ của nó với
totem giáo.
Tôi đã trình bày các lý thuyết về totem giáo với đôi chút chi li và dù
là thế vẫn cứ sợ rằng mình đã làm thương tổn đến ấn tượng về chúng vì vẫn
luôn có sự cắt xén không thể dừng được. Trong khi đề cập đến các vấn đề
tiếp theo, nhân danh mối quan tâm của độc giả, tôi sẽ sử clụng quyền tự do
dồn nén nội dung nhiều hơn nữa. Các cuộc thảo luận về kết hôn ngoại tộc
của các bộ tộc totem trở nên cực kì phức tạp và không thể bỏ qua bởi
những nguồn tư liệu đã được sử dụng; người ta có thể nói rằng thật là mù
mờ. Các mục đích thảo luận cho phép tôi tự giới hạn ở việc chú trọng đến
một số đường hướng cơ bản và viện dẫn đến các công trình chuyên sâu đã
từng được trích dẫn nhiều lần để theo đuổi đối tượng nghiên cứu một cách
kĩ càng.
Vị trí của một tác giả nghiên cứu các vấn đề ngoại hôn không phải
là hoàn toàn độc lập đối với sự chấp nhận trường phái của mình theo lí
thuyết totem giáo này hay lí thuyết totem giáo nọ. Một vài giải thích về
totem giáo gây cảm giác là đã để tuột mất mọi sự nối kết với ngoại hôn,
khiến cho cả hai thiết chế đó đã tách biệt khỏi nhau một cách trơn tru. Vậy
là ở đây có hai quan niệm đối lập nhau. Một quan niệm, cái muốn bám chắc
vào sự xuất hiện đầu tiên, cho rằng ngoại hôn chắc là một bộ phận cơ bản
của hệ thống vật tổ luận, còn quan niệm kia theo đuổi một mối tương liên
như thế và tin tưởng vào một sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa hai khuynh hướng
của các nề văn hoá cổ xưa nhất. Frazer đã đại diện cho quan điểm thứ hai
này bằng sư rạch ròi trong các công trình muộn hơn của ông. Ông viết:
"Tôi buộc phải lưu ý độc giả cần luôn luôn lưu ý trong suy nghĩ
rằng hai thiết chế Totem giáo và kết hôn ngoại tộc khác biệt nhau một cách
tuyệt đối cả về nguồn gốc lẫn bản chất, chúng chỉ gặp nhau và hoà trộn vào
nhau một cách ngẫu nhiên trong một số ít thị tộc." (T<otemism> and
Ex<ogamy>), I., Lời nói đầu XII)